phát triển. Tuy nhiên ở lứa tuổi mẫu giáo, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu
thế. Vì vậy, các trò chơi, các dạng hoạt động hấp dẫn, kích thích trẻ phát huy
sáng kiến, việc thay đổi luôn luôn các hình thức hoạt động cho phép duy trì
chú ý của trẻ vào các đối tượng một cách bền vững.
➦ TRÍ NHỚ
Ở tuổi mẫu giáo, trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế (thường không đặt
ra cho mình mục đích hay nhiệm vụ phải ghi nhớ một điều gì, mà việc ghi
nhớ thường diễn ra một cách tự nhiên). Khi khối lượng trí nhớ tăng lên, trẻ
ghi nhớ tốt một lượng lớn những bài thơ, bài vè, ca dao, tục ngữ, các phép
đếm, câu đố, chuyện cổ tích, phim hoạt hình mà không cần phải có sự cố
gắng.
Ở đầu tuổi mẫu giáo: trí nhớ gắn liền với tính trực quan. Trẻ dễ nhớ và nhớ
lâu nếu trẻ có hành động trực tiếp và tích cực với đối tượng; nhìn thấy trực
tiếp trong khi hoạt động: vật thật, tranh ảnh, mô hình; bị gây ấn tượng, có cảm
xúc mạnh.
Cuối tuổi mẫu giáo: trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển mạnh (trí
nhớ có mục đích, gắn với nhiệm vụ nhận thức và có sự nỗ lực của ý chí). Trẻ
có thể học hát, múa để biểu diễn trong ngày lễ hoặc nhớ những món đồ mẹ
dặn đi mua ở cửa hàng.
Trẻ biết sử dụng thủ thuật ghi nhớ: lặp lại các từ theo người lớn; nhẩm to
hoặc nhẩm thầm, nhắc đi nhắc lại; xác định mối quan hệ giữa chúng; giơ ngón
tay đếm theo người lớn… Trẻ biết nhớ theo điểm tựa, phân loại, tạo nhóm khi
nhớ, ví dụ: các từ chỉ tên đồ vật, nhóm các con vật.
➦ TƯ DUY
Tư duy trực quan hành động tiếp tục phát triển. Khoảng 4 tuổi, ở trẻ bắt
đầu diễn ra một bước ngoặt cơ bản về tư duy. Đó là việc chuyển từ tư duy
hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên
trong, chuyển từ kiểu tư duy bằng tay (trực quan-hành động) của thời kỳ ấu
nhi sang kiểu tư duy trực quan-hình tượng (hình ảnh). Đặc điểm của kiểu tư
duy này là việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra không chỉ thực hiện bằng phép thử
bên ngoài với các vật thật nữa, mà được thực hiện bằng cả phép thử ngầm
trong óc dựa vào hình ảnh, biểu tượng về đồ vật hay về hành động với đồ
vật mà trẻ đã làm hay nhìn thấy người khác làm. Từ đó, trẻ có thể suy nghĩ về
những sự vật mà trẻ không trực tiếp tri giác, không trực tiếp tác động.
Ví dụ 1: Trẻ mẫu giáo muốn lấy một trái banh trong gầm tủ, sẽ thực hiện
phép thử trong đầu là dùng một vật dài để khều nó ra (có được suy nghĩ này là
kết quả của việc lặp đi lặp lại tư duy trực quan hành động với đồ vật trước
đó).
Ví dụ 2: Có năm khối hình tròn, tam giác, vuông, hình bình hành, ngôi sao
và năm lỗ trống tương ứng với năm hình. Nhiệm vụ của trẻ là xếp các hình
vào các lỗ cho phù hợp. Trẻ mẫu giáo sẽ tiến hành ướm thử trong đầu các
hình ảnh của các khối hình và hành động theo hướng mà mình đã suy nghĩ.
Ví dụ 3: Bài toán đặt ra: Một thanh gỗ, giữa gắn vào trục để có thể xoay
hoặc đẩy được, một đầu ở xa có gắn đồ chơi, làm thế nào lấy được đồ chơi.
Trẻ mẫu giáo sẽ suy nghĩ một lúc rồi lấy tay ấn đầu bên đây xuống, và đồ chơi
72