hơn màu kia. Vì thế, trẻ thường sử dụng màu yêu thích để vẽ đối tượng chứ
không phải để diễn tả màu thực của đối tượng. Trong tranh vẽ, trẻ thể hiện
thái độ của mình đối với nội dung vẽ: mô tả những điều đẹp đẽ bằng các màu
sắc rực rỡ, vẽ cẩn thận còn những gì không đẹp bằng màu tối, vẽ cẩu thả.
Khi được học vẽ một cách đúng đắn, có thể hình thành ở trẻ:
Kỹ năng quan sát đối tượng một cách trình tự.
Kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng.
Phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy.
Tính tích cực và năng lực sáng tạo ở trẻ.
Lưu ý
Nếu xem xét các tranh vẽ của trẻ mà cha mẹ/thầy cô nhận thấy toàn những
màu sắc tối, thiếu những nét cơ bản, bố cục không hợp lý… thì chứng tỏ trẻ
đang có những rối nhiễu về mặt tâm lý, vì vậy cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại
khoa tâm lý của các bệnh viện nhi.
(3)
Hoạt động xây dựng:
Hoạt động xây dựng giúp trẻ thấy rằng các bộ phận của đối tượng liên kết
với nhau không chỉ theo hình thức bên ngoài mà còn theo logic bên trong của
chính đối tượng, ví dụ nếu đối tượng cao và có những bộ phận chìa ra ngoài
(cần cẩu) thì chúng phải được giữ thăng bằng bằng một đế nặng (bệ của cần
cẩu).
Các kiểu hoạt động xây dựng:
Lắp ráp theo mẫu:
Trẻ nhìn người lớn xây dựng mẫu (căn nhà, ôtô, máy bay…), trẻ có thể phân
biệt được các chi tiết để lắp ráp theo mẫu của người lớn.
Trẻ nhìn mẫu và tự ráp theo mẫu (mô hình hoặc dưới dạng hình vẽ): đòi hỏi
trẻ phải có khả năng nhìn thấy hiện thực đằng sau hình vẽ.
Người lớn cần giúp trẻ có khả năng theo dõi, tách các bộ phận cơ bản của
đối tượng, lựa chọn các chi tiết cơ bản và lắp ráp theo logic bên trong của đối
tượng đó.
Lắp ráp theo các điều kiện hoặc các nhiệm vụ: Cha mẹ cần đề ra nhiệm
vụ dùng vật liệu xây dựng để lắp giá treo tranh vẽ, xây nhà cho gấu bông.
Dạy trẻ biết tính tới các điều kiện, đưa hoạt động của trẻ vào tổ chức nhất
định.
Phát triển ở trẻ niềm hứng thú đối với sự thay đổi (xuất phát từ cùng một điều
kiện có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau), từ đó hình thành ở trẻ
những biểu tượng khái quát, mềm dẻo.
Lắp ráp theo ý định riêng: Trẻ xây dựng công trình không chỉ giống một
đối tượng nào đó, mà còn vì để chơi với công trình này. Trẻ tạo ra công trình
vừa giống thật, vừa phù hợp với trò chơi của trẻ nhằm phát triển tính chủ
động, sáng tạo. Từ đó, trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý
định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.
70