KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 70

Ảnh hưởng tới sự phát triển hành động trí tuệ của trẻ mẫu giáo: Trò chơi
giúp trẻ chuyển sang tư duy biểu tượng. Khi trẻ đặt vật thay thế phù hợp với
tình huống chơi, ví dụ gọi que là con ngựa, trẻ hành động với que nhưng lại
tưởng tượng là đang hành động với con ngựa.

Trẻ đang hành động với vật thay thế nhưng vẫn phải suy nghĩ về vật thật.

Ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ: Trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ phải có
một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Trẻ phải hiểu được lời chỉ
dẫn, bàn bạc của các bạn cùng chơi. Trẻ phải diễn đạt mạch lạc nguyện vọng
và ý kiến của mình đối với các bạn cùng chơi. Chính trò chơi kích thích trẻ
phát triển ngôn ngữ nhanh chóng.

Ảnh hưởng tới sự phát triển tưởng tượng: Trong trò chơi đóng vai, trẻ nhận
đóng các vai. Các hoạt động với vật thay thế là cơ sở phát triển trí tưởng
tượng.

Quá trình tưởng tượng của trẻ: Ban đầu gắn với đồ chơi và hành động chơi

(tình huống trước mắt). Dần dần, vật thay thế cũng như hành động chơi không
nhất thiết phải có, mà trẻ có thể chơi bằng cách trẻ hình dung trong đầu -
tưởng tượng thầm. Ví dụ, trẻ đóng vai thuyền trưởng, tuy chỉ đứng trên ghế
nhưng vẫn tưởng tượng mình đang vượt biển, chống chọi với phong ba, bão
táp…

Ảnh hưởng tới sự phát triển đời sống tình cảm: Trong các tình huống tưởng
tượng khác nhau của trò chơi, trẻ trải nghiệm những rung cảm - xúc cảm tích
cực trong mối quan hệ giữa người và người (thái độ ân cần, chu đáo, sự đồng
cảm, tương trợ…); cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thế giới người lớn;
cảm thấy vui sướng và thỏa mãn, bộc lộ sự say mê, nhiệt tình khi chơi.

Ảnh hưởng tới sự hình thành các phẩm chất ý chí: Khi tham gia trò chơi
chung, trẻ buộc phải phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ
chung của cuộc chơi; phải điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với vai
chơi và quy tắc của trò chơi theo chuẩn mực xã hội thông qua vai mình đóng.
Khi trẻ biết điều khiển hành vi của mình theo mục đích chung của nhóm chơi,
ở trẻ sẽ hình thành những phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính kỉ luật, tính
dũng cảm…

Chi phối các dạng hoạt động khác của lứa tuổi mẫu giáo, ví dụ học tập ở
lứa tuổi mẫu giáo. Học mà chơi - nhẹ nhàng, được tổ chức dưới dạng trò chơi,
chơi mà học thông qua trò chơi, trẻ học được nhiều điều về thế giới xung
quanh.

Ở lứa tuổi này, người lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào

nhiều trò chơi phong phú, đa dạng bao nhiêu, càng giúp trẻ phát triển về thể
lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu.

➦ HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT - CÔNG CỤ

Hoạt động tạo hình:

Hình vẽ của trẻ mẫu giáo thường không giống đối tượng. Trẻ thường bỏ

qua nhiều chi tiết hoặc thêm vào chi tiết thừa, hoặc tỉ lệ không đúng. Những
đặc điểm trên được giải thích rằng trẻ thường miêu tả cái làm trẻ xúc động.
Xu hướng sử dụng màu trong quá trình phát triển hoạt động vẽ: Trẻ sử dụng
màu một cách tùy tiện do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do thích màu này

69

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.