KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 87

KỸ NĂNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ

CHO TRẺ 0-6 TUỔI

- GS.TS. Vũ Gia Hiền

KHÁI NIỆM

Trí tuệ là khả năng nhận thức, trong đó có hai phần cơ bản gồm phần trí và

phần tuệ. Trí là năng lực bẩm sinh và đặc thù, còn tuệ là năng lực do giáo dục,
rèn luyện, trải nghiệm mà thành.

Việc giáo dục trí tuệ cần hướng đến riêng biệt từng trẻ, tránh tùy tiện xem

mọi trẻ như nhau. Đây là kỹ năng giáo dục rèn luyện từng trẻ thay cho kỹ
năng dạy trẻ đại trà, nhất là trẻ ở lứa tuổi 0-6 tuổi. Thời kỳ này, trẻ chưa chịu
nhiều sự chi phối của cộng đồng, do vậy giáo dục, đào tạo và rèn luyện ở lứa
tuổi này rất quan trọng.

Kỹ năng cơ bản của giáo dục, rèn luyện là kỹ năng cung cấp thông tin, tín

hiệu để trẻ dùng trí của mình tiếp nhận. Khi trí đó biến thành tuệ (trẻ biến
những điều được người lớn dạy bảo thành của trẻ) là việc giáo dục, rèn luyện
đã thành công. Khi tuệ đã thấm vào óc trẻ, lúc đó tuệ lại biến thành trí, và cứ
thế tiếp tục phát triển mà thành trí tuệ. Vì thế, việc giáo dục rèn luyện trẻ cần
có kỹ năng cung cấp thông tin, tín hiệu có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ thông tin tín hiệu đơn lẻ đến các mối liên hệ của các
thông tin tín hiệu ấy ở tầm phổ biến.

KỸ NĂNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ

Trí não ban đầu của trẻ như miếng bọt biển thấm hút mọi thứ xung quanh,

như chiếc đĩa CD lần đầu thu tín hiệu. Vì vậy, các bậc làm cha mẹ hoặc người
nuôi dạy trẻ cần phải có kỹ năng “phát” các tín hiệu tốt lành, có tính nhân văn
để trẻ tiếp nhận. Việc có được kỹ năng này phụ thuộc vào tình yêu thương
thật sự dành cho trẻ, chứ không phụ thuộc vào trình độ học thức. Chỉ những ai
học làm người suốt đời mới có thể có kỹ năng giáo dục rèn luyện trẻ nên
người.

Ở tuổi 0-6 tuổi, trẻ chưa biết biểu lộ nên người lớn dễ cho rằng “trẻ không

biết gì”. Thực ra, trẻ tiếp nhận rất nhạy, vì thế trong giai đoạn này, trẻ rất cần
một môi trường trí tuệ trung thực, trong sáng để phát triển lành mạnh.

Sống trung thực, trong sáng là gốc của đạo làm người và cũng là kỹ năng

giáo dục cơ bản của việc dạy trẻ nên người, nhất là trẻ 0-6 tuổi. Vì thế, người
xưa không cho người lạ hoặc người không đáng tin cậy thăm trẻ sơ sinh, thậm
chí nhiều gia đình không cho người lạ vào phòng trẻ trong vòng một tháng
đầu tiên hoặc vẫn kiêng kỵ “khen trẻ” trong vòng một năm. Họ cho rằng “vía
dữ” có thể ảnh hưởng đến trẻ. Vấn đề “vía dữ” nghe có vẻ duy tâm nhưng

86

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.