KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 88

theo nghiên cứu, trẻ có thể nhận tín hiệu qua “sóng não”, do vậy tâm lý của
người lớn có thể tác động đến trẻ. Theo đó, người có tâm lý xấu sẽ tạo ra
“sóng dữ”; trái lại, người có tâm lý tốt sẽ tạo ra “sóng lành”.

Trí của mỗi trẻ cũng khác nhau. Cho đến nay, con người chưa giải thích

được “năng khiếu” ở đâu mà có, tức là nguyên do trí của người này khác
người kia. Nhiều bậc cha mẹ thấy con người khác tài giỏi nên cũng muốn con
mình tài giỏi như thế. Họ dùng “mọi loại tuệ” để rèn luyện trẻ mà không nhận
ra việc ấy chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn làm cản trở sự phát
triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.

Điều quan trọng là hãy dạy trẻ nên người, còn tài thì tùy thuộc vào trí của

trẻ. Trước hết, cần dạy cách làm người và ứng xử trong việc làm người đối
với từng trẻ một. Sau đó, cung cấp thông tin, tín hiệu phù hợp với khả năng
tiếp nhận của trẻ và theo dõi xem phần giáo dục nào có thể biến thành trí tuệ
để điều chỉnh kỹ năng giáo dục trẻ một cách hợp lý và hiệu quả.

Ba cấp độ phổ biến của trí tuệ:

Cấp độ 1: hiểu sự vật từ đơn giản đến phức tạp, có ngôn ngữ (có chữ), biết

kỹ năng sống và biết lao động.

Cấp độ 2: phát hiện ra các mối liên hệ của con người trong xã hội, tìm ra

các mối liên hệ và phát triển của sự vật (đồ dùng, dụng cụ học tập…), từ đó
tạo ra nhận thức chủ quan mà thành trí tuệ cá nhân, thành kết quả lao động,
sáng tạo, phát triển cuộc sống và xã hội.

Cấp độ 3: đỉnh cao của trí tuệ là khả năng thấu hiểu giá trị làm người, thấu

hiểu giá trị vạn vật, biến sự hiểu biết thành trí thức, kết hợp được cảm xúc và
trí tuệ trong sáng tạo, có thể tạo ra khoa học kỹ thuật, làm cho sự vật có ý
nghĩa đối với đời sống con người, làm cho đời sống con người đạt tới chân-
thiện-mỹ.

Chúng ta có thể vận dụng ba cấp độ trí tuệ trong việc giáo dục trẻ 0-6 tuổi

cách làm người cũng như làm việc. Ba cấp độ trí tuệ phổ biến trên không tách
rời nhau và việc dạy trẻ chứa cả ba cấp độ nhưng ở tầm trung bình, còn cao
hơn là tầm khoa học-kỹ thuật, khoa học hàn lâm và bác học.

Ba kỹ năng cơ bản của giáo dục trí tuệ:

Kỹ năng giáo dục qua thị giác: dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ
quan sát.

Kỹ năng giáo dục qua thính giác: cho trẻ nghe các âm thanh được chọn lọc và
có tính giáo dục như nói với trẻ nhẹ nhàng, nói lời hay, lời đẹp; cho trẻ nghe
các bản nhạc êm dịu; ru trẻ bằng lời ru tình cảm; hát cho trẻ nghe bằng giọng
điệu vui nhộn, dí dỏm…

Kỹ năng giáo dục qua hành vi: trẻ học qua sự bắt chước. Kỹ năng này có sự
kết hợp của kỹ năng giáo dục qua thị giác và thính giác. Trẻ không chỉ hiểu
mà phải thực hiện được các hành vi được dạy và rèn luyện.

Giáo dục cho trẻ hiểu không khó bằng giáo dục cho trẻ làm được việc theo

yêu cầu đặt ra. Vì vậy, không được khen khi trẻ tỏ ra hiểu (nói) mà chỉ khen
khi trẻ làm và làm được việc.

Kỹ năng giáo dục trí tuệ trẻ 0-2 tháng tuổi

87

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.