Thời kỳ này là thời kỳ trí tuệ tự thấm, trẻ thụ động đón nhận sự hiểu biết
của thế giới xung quanh. Lúc này, tín hiệu là phương tiện của kỹ năng giáo
dục. Khi tập cho trẻ, người mẹ phải có cử chỉ, động tác, nét mặt, giọng nói,
lời ru biểu cảm, hướng tư tưởng về đứa con nhằm gợi trí của trẻ khai mở và
tưởng tượng như trẻ đang đáp lại.
Giai đoạn này, trí tuệ của trẻ được bộc lộ qua tiếng khóc, tiếng ọ ọe, vặn
mình, cựa quậy chân tay. Việc làm cho trẻ giật mình, sợ hãi… sẽ ảnh hưởng
đến phát triển trí tuệ tự nhiên ở trẻ.
Kỹ năng giáo dục trí tuệ lúc này chủ yếu là thị giác và thính giác, vì vậy
cần có cử chỉ, động tác, nét mặt, giọng nói, lời ru có tính giáo dục…, song cần
kết hợp với sự vuốt ve bồng bế yêu thương.
Kỹ năng giáo dục trí tuệ trẻ 3-12 tháng tuổi
Trẻ tuổi này thường thích thú, chăm chú lắng nghe người lớn nói chuyện
với mình. Trẻ phát triển bình thường có thể phát ra những âm thanh nhỏ “gừ
gừ” thể hiện khả năng lắng nghe. Trẻ nhoẻn miệng cười, tay chân khua
khoắng khi nghe những âm thanh vui vẻ và thường mếu máo khi nghe thấy
tiếng quát tháo ầm ĩ.
Giai đoạn này, nếu người lớn trò chuyện thì trẻ tỏ ra thích thú và bắt đầu
phát ra âm thanh bập bẹ. Đây là chìa khóa để xây dựng kỹ năng giáo dục trí
tuệ bằng ngôn ngữ. Mặc dù trẻ chưa phân biệt được ngôn từ, song trẻ hiểu
thông qua ngữ điệu. Ngữ điệu âu yếm, trìu mến thì trẻ mỉm cười đáp lại;
nhưng nếu nói với trẻ ngữ điệu nặng nề, giận dữ thì trẻ tỏ ra sợ hãi, thậm chí
òa khóc. Lưu ý khi nói với trẻ nên nói rõ âm, không “nhại” theo tiếng trẻ vì
nói nhại sẽ làm cho trẻ hiểu sai ngôn ngữ và sau này rất khó sửa. Trẻ nghe
đúng từ ngữ nhưng chưa nói được đúng như người lớn.
Dần dần, trí tuệ hình thành tri giác; lúc ấy, trẻ bắt đầu hiểu ý nghĩa của lời
nói. Kỹ năng lúc này là đặt câu hỏi gần gũi với trẻ như mắt đâu, tai đâu, tay
đâu…, trẻ sẽ bắt đầu tìm kiếm và thể hiện bằng hành vi, cử chỉ. Lúc đầu, cần
chỉ cho trẻ thấy, sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần, kết quả là xây dựng cho trẻ trí
tuệ giữa sự vật có mối liên hệ với ngôn ngữ.
Đến tuổi thôi nôi, trẻ có thể chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi. Lúc
này, ngôn ngữ và cử chỉ là năng lực trí tuệ của trẻ thể hiện qua việc giao tiếp
với người xung quanh.
Kỹ năng giáo dục trí tuệ cho trẻ từ 13 tháng đến 3 tuổi
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở nên mạnh dạn và có nhiều sáng kiến. Trẻ không
chỉ muốn biết tên đồ vật mà còn cố gắng gọi tên đồ vật và hiểu đồ vật. Vì vậy,
kỹ năng giáo dục lúc này là chỉ cho trẻ đồ vật và tên của đồ vật, sau đó hỏi lại
để trẻ giải đáp, từ đó hình thành trí tuệ “đặt câu hỏi” ở trẻ. Giáo dục kỹ năng
đặt câu hỏi cho trẻ là hết sức quan trọng.
Về mặt trí tuệ ngôn ngữ, trẻ phát âm chưa đúng vì kỹ năng “hành vi ngôn
ngữ” ở trẻ chưa hình thành, vì thế kỹ năng giáo dục hành vi là quan trọng, tập
đi tập lại cho trẻ nói từng từ, tập thật chậm, thật rõ để trẻ làm theo và cho đến
khi nào trẻ làm đạt được yêu cầu thì mới thôi và lúc đó mới chuyển sang cụm
từ mới, học làm việc khác.
88