Trước tiên, cần tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt nề nếp, phù hợp với độ
tuổi và luyện tập để trẻ thích ứng với chế độ sinh hoạt đó (ăn, ngủ, chơi, học
tập, thể dục…). Điều quan trọng là khơi dậy ở trẻ tính tự giác, đặc biệt là tính
tự lực khi thực hiện chế độ sinh hoạt này.
Sau đó, cần hình thành và phát triển hành vi văn hóa ở trẻ, tức là cách ứng
xử tốt, có văn hóa đối với mọi người xung quanh (ông bà cha mẹ, bạn bè cùng
lứa, trẻ nhỏ hơn, những người khó khăn, tàn tật); giúp trẻ mạnh dạn, chủ động
thiết lập mối quan hệ tốt với những người xung quanh; biết kính trên nhường
dưới, thân thiện với bạn bè sẵn sàng nhường nhịn em nhỏ và giúp đỡ người
tàn tật bằng tình cảm sâu sắc, giàu lòng nhân ái.
Bên cạnh đó, cũng cần dạy trẻ cách ứng xử có văn hóa với môi trường
xung quanh (vật nuôi, cây trồng, nơi công cộng…); rèn luyện cho trẻ biết tự
phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày (tự ăn, tự đi ngủ, tự mặc quần áo, chải
tóc…) và tư thế tác phong gọn gàng, nhanh nhẹn, tự tin và tôn trọng người
khác trong giao tiếp nhưng vẫn hồn nhiên, vui tươi; giúp trẻ biết tự điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, bớt đi những hành vi
bộc phát, thiếu ý thức và những ham muốn vô lý thường gặp ở trẻ nhỏ.
Khi vào lớp một, không những hoạt động chủ đạo thay đổi từ vui chơi đến
học tập mà môi trường xã hội cũng thay đổi, trở nên rộng lớn hơn, và vì vậy,
các em được tham gia vào các mối quan hệ xã hội phong phú hơn. Do đó,
ngay từ khi còn ở lớp mẫu giáo, chúng ta cần mở rộng các mối quan hệ của
trẻ, cho trẻ làm quen với những mối quan hệ xã hội mà sau này trẻ phải gia
nhập khi vào lớp một, giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với môi trường sống.
Trong các mối quan hệ xã hội càng được mở rộng, trẻ phải nhận biết được
vị trí và bổn phận của mình trong gia đình (với cha mẹ, ông bà, anh chị
em…), trong trường học (với bạn bè, cô giáo, cô hiệu trưởng, bác cấp dưỡng,
bác bảo vệ…) và trong môi trường xã hội rộng lớn hơn (với hàng xóm láng
giềng, những khách lạ từ nơi khác đến…).
Trong quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội đó, cần giúp trẻ hình
thành những động cơ xã hội tích cực. Trẻ tuổi mẫu giáo thường có những
hành động theo động cơ cá nhân như muốn tự khẳng định “cái tôi”, muốn
được giống như người lớn, tò mò hoặc muốn được cô khen… Do vậy, khi trẻ
đến cuối tuổi mẫu giáo, cần giúp trẻ hình thành những động cơ đạo đức mang
ý nghĩa xã hội, giúp trẻ hiểu rằng hành vi của mình có thể mang lại niềm vui
hay lợi ích cho người khác, động viên trẻ quan tâm và làm các công việc vì
người khác theo sáng kiến của mình.
Vào trường tiểu học, các hoạt động của học sinh thường mang tính tập thể:
tập thể lớp, đội nhi đồng… Để thích ứng với hoạt động tập thể của học sinh,
ngay từ thời kỳ mẫu giáo, cần tập cho trẻ quen dần với các hoạt động chung,
mang tính hợp tác cùng nhau. Các trò chơi, đặc biệt trò chơi theo nhóm, đồng
đội, là phương tiện giáo dục ý thức tập thể cho trẻ rất tốt. Những buổi đi dạo,
đi thăm danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đều có thể hun đúc dần ở trẻ ý
thức tập thể, ý thức cộng đồng.
Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập
Hoạt động học tập ở trường tiểu học chủ yếu là hoạt động nhận thức để
tiếp thu tri thức khoa học, do đó cần chuẩn bị cho trẻ các mặt sau đây:
93