KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 96

cần dạy trẻ đặt mục đích, cách thức và sử dụng một số phương tiện quan sát
thông thường, chủ yếu là sử dụng các giác quan để phát hiện các thuộc tính
của sự vật, những thuộc tính tinh tế còn bị lẩn khuất, đặc biệt là nêu được
thuộc tính đặc trưng của chúng. Việc so sánh các bức tranh có cùng nội dung
và hình thức nhưng lại khác nhau một số chi tiết, cũng như việc miêu tả lại
thật cụ thể một sự kiện khác trong cuộc sống hàng ngày… đều là những hoạt
động kích thích, phát triển khả năng quan sát của trẻ một cách hiệu quả.

Phát triển tư duy là nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất trong việc chuẩn bị

cho trẻ vào lớp một, bởi lẽ tư duy được coi là quá trình tâm lý chủ yếu của
hoạt động học tập. Ngay từ tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ đã phát triển khá
mạnh mẽ trong các hoạt động, từ tư duy trực quan-hành động đến tư duy trực
quan-hình tượng, rồi xuất hiện một số yếu tố của tư duy trừu tượng. Để chuẩn
bị cho trẻ vào lớp một, chúng ta cần phát triển ở trẻ các tư duy nói trên, đặc
biệt là kiểu tư duy trực quan-hình tượng, vì tư duy trực quan-hình tượng vẫn
chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo. Càng về cuối tuổi
mẫu giáo, chúng ta càng nên khơi gợi tư duy trừu tượng ở trẻ. Những trò chơi
học tập, những sơ đồ, những câu đố, những tình huống có vấn đề… đều là
phương tiện giúp trẻ phán đoán, suy luận, kích thích các yếu tố của tư duy
trừu tượng sớm được nảy nở, những tri thức tiền khoa học (tiền khái niệm)
chóng được hình thành, làm chỗ dựa cho việc tiếp thu các bộ môn khoa học ở
bậc tiểu học.

Trong hoạt động, cần cho trẻ làm quen với một số thao tác tư duy như so

sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tất nhiên là ở trình
độ còn đơn giản. Những trò chơi như xây dựng, lắp ghép, xếp hình, lập
nhóm… đều có hiệu quả trong việc tập luyện cho trẻ những thao tác tư duy.

Một điều không kém quan trọng đó là cần hình thành cho trẻ những phẩm

chất của tư duy như tính tích cực, tính độc lập, tính linh hoạt… trước một vấn
đề nhận thức. Người lớn nên khơi gợi tính tích cực ở trẻ, làm cho trẻ phải
động não, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề cho dù còn ngô nghê. Tránh để
trẻ trong trạng thái thụ động, vì thụ động về trí tuệ cũng đồng nghĩa với chậm
phát triển trí tuệ. Cũng cần làm cho trẻ biết tư duy độc lập, trước hết là trẻ biết
dựa vào sức mình để giải quyết các vấn đề nhận thức, không ỷ lại hay dựa
dẫm vào người khác. Điều đó không có nghĩa là trẻ khước từ ý kiến của người
khác. Trái lại, trẻ cần biết tiếp thu cách nghĩ, cách làm hay hơn, đúng hơn ở
người khác để bổ sung cho cách nghĩ, cách làm của mình.

Ngay từ khi trẻ còn ở tuổi mẫu giáo, cần bồi dưỡng tính linh hoạt tư duy,

không để cho trẻ giải quyết vấn đề theo lối mòn, theo khuôn mẫu cứng nhắc;
luôn khuyến khích trẻ tìm ra cách làm mới. Muốn vậy, cần cho trẻ tiếp xúc
với sự vật ở nhiều góc độ khác nhau như chỉ cho trẻ thấy nhiều hình dạng của
một loại hoa quả như táo, ổi, chuối… Khi giải quyết vấn đề, cần khuyến
khích trẻ tìm ra nhiều phương án đối với một tình huống cụ thể; tránh tình
trạng áp đặt trẻ theo một phương án cứng nhắc, rập khuôn, ví dụ muốn lấy
một trái bóng ở dưới gầm giường thì có những cách sau: tự chui vào lấy, nhờ
người khác lấy, lấy que dài để khều ra… Tính tích cực, tính độc lập, tính linh
hoạt trong tư duy, đó chính là tiền đề của những khám phá khoa học, là cơ sở
của hoạt động sáng tạo sau này.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt

động học tập, tiếp nhận tri thức khoa học, bởi ngôn ngữ là phương tiện để

95

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.