KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 98

Lúc đầu, trẻ thường lấy bản thân làm chuẩn để nhận biết đằng trước, đằng

sau, bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải. Dần dần, cần dạy trẻ lấy sự vật để
làm định hướng. Cần tăng độ phức tạp của các phương hướng như phía trên
bên phải, phía dưới bên trái… Đồng thời, cũng cần phải dạy trẻ biết xác định
tính tương đối của phương hướng: một vật ở bên phải của một vật nào đó
nhưng lại ở bên trái của một vật khác hoặc phía tay phải của mình lại là phía
tay trái của người đối diện… Tính tương đối của phương hướng là vấn đề
phức tạp nhưng rất cần cho cuộc sống và học tập. Ngoài việc xác định
phương hướng không gian, trẻ còn phải tập ước lượng những khoảng cách
đơn giản trong không gian như xa, gần, rộng, hẹp, cao, thấp…

Song song với việc dạy trẻ biết định hướng không gian, chúng ta dạy trẻ

biết định hướng thời gian, xác định đúng thời điểm. Trước hết, dạy trẻ dựa
vào các công việc sinh hoạt của con người và quan sát cảnh vật xung quanh
để nhận ra các thời điểm trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Trẻ cũng cần
biết số ngày trong mỗi tuần lễ và thứ tự các ngày trong tuần. Kế đó, chúng ta
dạy trẻ nhận biết các mùa trong năm: ở miền Bắc có bốn mùa (mùa xuân ấm
áp, mùa hè nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông rét buốt), ở miền Nam có
hai mùa (khô và mưa). Đặc biệt, cần dạy trẻ phân biệt quá khứ, hiện tại và
tương lai như hiện giờ, lúc nãy, chốc nữa; hôm nay, hôm qua, ngày mai; năm
nay, năm ngoái, sang năm…

Trẻ cũng cần biết những thời điểm có ý nghĩa trong năm như ngày Tết,

ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 của mẹ và cô, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, ngày
Quốc khánh 2/9, Tết Trung thu… Ngoài ra, trong các hoạt động như múa hát,
tạo hình, kể chuyện, sinh hoạt như ăn uống, tắm rửa…, cần dạy trẻ ước lượng
những khoảng thời gian (thời lượng) mà trẻ thường sử dụng, ví dụ như 5 phút
nữa sẽ đi dạo, vẽ bức tranh trong 15 phút, được chơi trong 30 phút, bị ốm
nghỉ ở nhà một ngày, được về quê thăm ông bà một tuần… Nhận ra đúng các
thời điểm quen thuộc và thời lượng đơn giản là tiền đề để tổ chức cuộc sống
và lập kế hoạch trong học tập và lao động, đó là phẩm chất cần có của con
người trong xã hội hiện đại, những người có chất lượng cuộc sống cao.

Giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh

Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một thì không chỉ giúp trẻ chuẩn bị tâm lý mà

còn giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh, những kiến thức sơ
đẳng về thế giới con người và tự nhiên để hình thành ở trẻ một thái độ sống
tích cực, gắn bó với con người và thiên nhiên.

Trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, kể chuyện, người lớn

giúp trẻ hiểu biết khái quát về các mối quan hệ trong xã hội như gia đình, bà
con xa gần, làng xóm, bạn bè… và sống trong xã hội, mọi người đều cần hợp
tác, giúp đỡ lẫn nhau mới có được cuộc sống yên lành. Cần cho trẻ biết mỗi
người đều có nghĩa vụ đối với người xung quanh, đối với cộng đồng, như cha
mẹ phải nuôi dạy con cái, con cái phải chăm sóc cha mẹ, chú công an phải giữ
gìn trật tự an ninh cho nhân dân, chú bộ đội phải đánh đuổi quân xâm lược,
bảo vệ Tổ quốc… Còn những kẻ ăn bám, gây rối, cướp bóc, nghiện ma túy…
đều là sâu mọt của xã hội và đều bị mọi người căm ghét, khinh bỉ. Cũng cần
dạy trẻ một số quy tắc sống chung trong xã hội, nhất là luật giao thông.

Trong các hoạt động vui chơi, trò chơi đóng vai là trò chơi rất bổ ích. Trò

chơi này giúp cho trẻ làm quen với các ngành nghề trong xã hội như nghề lái

97

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.