KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 99

xe, nghề dạy học, nghề xây dựng, nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi, nghề chữa
bệnh… Qua đó, trẻ sẽ được trải nghiệm về tình cảm, về ý thức trách nhiệm
của con người trong các ngành nghề. Thấy được sự đóng góp tích cực cho xã
hội của những người lao động, trẻ sẽ biết yêu thích những người lao động,
quý trọng sản phẩm do họ làm ra, biết sống tiết kiệm và sống tốt.

Song song đó, trẻ cần hiểu biết sơ lược về thế giới xung quanh mình,

những sự vật hiện tượng trong thiên nhiên… Tuy nhiên, chúng ta không nhồi
nhét vào đầu óc trẻ những kiến thức về thế giới tự nhiên, mà rèn cho trẻ cách
ứng xử có văn hóa với thiên nhiên. Khi đó, trẻ sẽ hứng thú tìm hiểu thiên
nhiên; thân thiện, xem thiên nhiên là bạn thân của mình; và có ý thức chăm
sóc, bảo vệ thiên nhiên.

Để thực hiện được điều ấy, chúng ta có thể dạy trẻ biết tên, đặc điểm, cách

phân loại, quá trình sinh trưởng, lợi ích của một số vật nuôi trong nhà hay ở
sở thú, nhất là mối quan hệ mang tính quy luật giữa điều kiện sống với hành
vi và cấu tạo bên ngoài của con vật, như gấu trắng, chim cánh cụt, hải cẩu có
lớp mỡ dày để chịu được rét, v.v. Những kiến thức đó không những làm giàu
vốn biểu tượng của trẻ về thế giới tự nhiên mà còn giúp trẻ nâng cao khả năng
chú ý, quan sát, tư duy, ghi nhớ… Từ đó, chúng ta dẫn dắt trẻ đến với những
tri thức tiền khoa học (hay tiền khái niệm) về thế giới tự nhiên như cho trẻ
hiểu về nguyên nhân của gió, của mưa; tại sao lại có ngày, có đêm; tình trạng
của cây như thế nào khi thiếu nước, đủ nước, ngập nước… Đó là vốn hiểu
biết quý giá, là cơ sở để cho trẻ lĩnh hội các kiến thức khoa học khi học tập
sau này.

Bên cạnh đó, chúng ta tạo điều kiện để trẻ gần gũi với thiên nhiên, cho trẻ

thấy được vẻ đẹp và lợi ích của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
Có như vậy, trẻ mới dễ nảy sinh những xúc cảm tốt lành: hớn hở, vui tươi khi
nhìn thấy những bông hoa rực rỡ, thương con chim bị ướt cánh giữa trời mưa,
ghét kẻ nào đã vặt những chồi non mới nhú… Những tình cảm đó sẽ khơi dậy
trong lòng trẻ một niềm khao khát muốn làm việc có ích cho cuộc đời.

Trẻ ở tuổi mầm non còn rất nhỏ dại, thường thiếu ý thức trong hành động

của mình, kể cả hành động bộc phát đối với thiên nhiên: vặt cây, bẻ cành, thờ
ơ với những con vật nhỏ nuôi trong nhà… Những hành vi đó, nếu không được
ngăn chặn, lâu dần sẽ thành thói quen. Do vậy, chúng ta cũng cần phải dạy trẻ
biết quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng gần gũi quanh nhà như cho gà ăn,
tưới nước cho cây… Trẻ làm những việc ấy, tuy còn rất vụng về, nhưng qua
đó, trẻ biết quan tâm chăm sóc thiên nhiên và nhận ra rằng bảo vệ thiên nhiên
không chỉ là trách nhiệm của người lớn mà còn cả của trẻ em, tuổi nhỏ làm
việc nhỏ, tùy theo khả năng của mình.

Như vậy, chuẩn bị cho trẻ đi học cần phải làm rất nhiều việc và rất công

phu. Nhưng việc chuẩn bị này không phải chờ đến gần ngày trẻ bước vào lớp
một mới bắt đầu mà tất cả đều phải tiến hành suốt cả thời kỳ mẫu giáo trong
nhiều hoạt động ở trường mầm non cũng như ở gia đình. Tất nhiên, về cuối
tuổi mẫu giáo thì việc chuẩn bị đó cần tích cực hơn, rõ nét hơn, để trẻ có tinh
thần phấn chấn, sẵn sàng đi học.

98

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.