KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 97

giao tiếp và đặc biệt là để tư duy. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, trước hết,
cần giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Điều
đó thể hiện trong các mặt sau đây:

Phát âm đúng và sử dụng ngữ điệu phù hợp với tình huống giao tiếp.

Có vốn từ để nghe và hiểu những điều người khác nói và thể hiện nội dung
mình cần truyền đạt đến người khác.

Nói đúng ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc.

Đây là các yêu cầu tưởng chừng như cao đối với các trẻ nhỏ, nhưng trong

thực tế, nhiều trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo, do được dạy dỗ tử tế, công phu trong
một môi trường ngôn ngữ có văn hóa, đã thể hiện ngôn ngữ vừa đúng vừa trôi
chảy, khiến cho trẻ dễ giao tiếp với người xung quanh. Những trẻ đó thường
tiếp nhận tri thức ở trường tiểu học một cách thuận lợi và dễ trở thành học
sinh giỏi.

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cần tạo điều kiện để trẻ có cơ hội giao tiếp

với những người xung quanh, cần kể chuyện cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ
kể chuyện, đọc sách cho trẻ và khuyến khích trẻ đọc nhiều sách. Điều quan
trọng là tạo cho trẻ một môi trường ngôn ngữ có văn hóa.

Những tật ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp, nói cộc, nhát gừng, lí nhí,

hoặc la hét, gắt gỏng, nói tục, chửi bậy… đều phải được tích cực sửa chữa
trước khi đến trường tiểu học nhằm giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, hứng thú
trong học tập và tiếp thu tốt tri thức khoa học.

Cần giúp trẻ hướng tới “đọc” và “viết”, làm quen với những thao tác “đọc

và viết” như biết cách cầm sách đúng, biết “đọc” từ trên xuống, từ trái sang
phải. Hướng dẫn cho trẻ ngồi đúng tư thế, biết cầm bút và vẽ những nét cơ
bản như nét sổ thẳng, nét ngang… Điều quan trọng là qua những việc làm cụ
thể đó, trẻ nhận ra được mối quan hệ mật thiết giữa lời nói và chữ viết; đó là
bất cứ lời nói nào cũng đều được ký hiệu bằng chữ viết và bất cứ chữ viết nào
cũng đều đọc lên thành lời.

Trong trò chơi, trẻ có thể “ký tên” mình vào một văn bản nào đó (như giấy

mời cha mẹ đến dự liên hoan ở trường) bằng ký hiệu hay “chép” một bài thơ,
bài hát bằng ký hiệu mà trẻ thích. Dần dần, hướng dẫn trẻ biết sử dụng ký
hiệu gần giống với chữ viết, tức là “tiền chữ viết” và cho trẻ biết cuộc sống xã
hội cần có những loại ký hiệu chung như trong sách vở mà mọi người đều đọc
được, đó chính là chữ viết. Điều này cũng có thể trở thành động cơ đi học của
trẻ, vì trẻ sẽ muốn đọc thông viết thạo.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng dạy trẻ biết định hướng không gian và thời

gian. Trẻ cần phải biết xác định phương hướng và khoảng cách trong không
gian để tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày và vui chơi trong các trò chơi.
Đặc biệt trong học tập, trẻ cần phải xác định chính xác trái phải, trước sau,
trên dưới… để nhận ra các con chữ như: b và d, p và q, b và p…; hướng đúng
của việc đọc và viết (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ trước đến sau).
Trong nhiều hoạt động khác như thể dục, múa, vẽ…, việc xác định phương
hướng và khoảng cách trong không gian là điều bắt buộc. Do đó, hướng dẫn
trẻ biết định hướng đúng trong không gian là việc hết sức cần thiết, bởi thiếu
nó, trẻ sẽ bị rối loạn hành vi và vụng về trong cuộc sống và học tập.

96

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.