chiến lược ban đầu mang đậm tính kiểm soát và ông cần phải cân bằng
giữa quyền lực nhà nước và các thế lực của thị trường để tạo ra tăng
trưởng kinh tế. May mắn cho Park, cho chính quyền quân sự và cho cả
đất nước là ông đã không ngần ngại thừa nhận lỗi lầm của mình, học
hỏi từ chúng, thay đổi các định hướng chính sách và xác định lại các
mục tiêu chính sách khi kết quả thực tế không được như các mục tiêu
hướng đến. Ông dần chuyển quyền hoạch định chính sách kinh tế từ
KCIA sang cho các nhà kỹ trị trong bộ máy quan liêu chính quyền
nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách vừa được xác định lại. Với
vai trò là một người đang cố gắng tiến hành cách mạng, thật ngạc
nhiên khi Park không hề có những lo lắng về ý thức hệ.
Tuy nhiên, Park chỉ có thể hiểu được đòi hỏi phải chuyển dịch
quyền lực cho bộ máy quan liêu nhà nước và kỹ trị hóa các chính sách
kinh tế khi ông đã hoàn toàn kiểm soát được chính quyền quân sự bị
chia rẽ nội bộ sau những chiêu bài quỷ quyệt của chính trị vị quyền
lực hậu cuộc đảo chính để củng cố nền tảng quyền lực của mình.
Chính trị cần phải được xác lập trật tự trước khi Park sử dụng khả
năng học hỏi chính sách của mình. Dù có vẻ yếm thế với vai trò trên
danh nghĩa là lãnh đạo cấp hai trong cuộc đảo chính và chỉ có một nền
tảng quyền lực khá hạn chế, song Park đã giữ vị trí lãnh đạo tuyệt đối
giai đoạn sau đảo chính trong khi sự vận động quyền lực biến đổi
không ngừng. Phần mấu chốt nhất của câu chuyện này nằm ở mối
quan hệ phức tạp giữa ông với cánh tay phải Kim Jong-pil.
Thật ra,
rất khó để tưởng tượng được Park phải làm thế nào để nhanh chóng
kiểm soát chính phủ và tiến hành các cải cách hành chính nền tảng nếu
ông không đảm bảo được sự ủng hộ của Kim Jong-pil. Kim đã được
biết đến rộng rãi như là một người “đồng sở hữu” cuộc đảo chính năm
1961. Là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của KCIA, ông ta đã trở
thành vị “hoàng thái tử” với quyền lực không kém Park.
Tuy nhiên, khi Park củng cố quyền lực với sự yểm trợ của Kim
Jong-pil trong cuộc thanh trừng chính trị vào đầu năm 1963, Kim bị