trị mới để đánh thức tiềm năng kỹ trị và sử dụng những tiềm năng thể
chế của nó vào công cuộc hiện đại hóa đất nước. Ngược lại, nhà nước
mà Park Chung Hee thừa hưởng là một nhà nước dân chủ bị tụt hậu về
mặt kỹ thuật dù có chút ít cải tiến rời rạc. Nhà nước phát triển không
hề có sẵn mà là một tạo tác của con người được hình thành nhờ Park
và cộng sự với rủi ro chính trị mà họ phải gánh chịu, các thử nghiệm
chính sách và mối liên kết đa quốc gia với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sự
nhanh nhạy của Park khi giành quyền điều khiển những công cụ quyền
lực nhà nước và tái sắp xếp chúng thành một bộ máy phục vụ phát
triển sau cuộc đảo chính là một nhân tố quan trọng trong thành công
của ông. Trong hai năm rưỡi của chính quyền quân sự, Park và cộng
sự đã rất nhanh chóng thiết lập nền tảng cho khuôn khổ hoạt động của
chính quyền, khuôn khổ này đã tỏ ra rất thành công khi dẫn dắt quá
trình phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc. Chỉ sáu tháng sau cuộc
đảo chính, đại sứ Samuel D. Berger ban đầu tuy rất hoài nghi nhưng
rồi bị ấn tượng bởi sự lãnh đạo của Park đến mức đã viết trong báo cáo
gửi đến Ngoại trưởng Dean Rusk rằng “cuộc cách mạng thật sự từ bên
trên này [đang được] toàn bộ lực lượng khẩn trương thực hiện với
những đổi mới từng được bàn nhiều trong quá khứ: chính sách ngân
hàng và tín dụng, thuế, ngoại thương, gia tăng việc làm trong khu vực
công cho người thất nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, quản trị công, và
phúc lợi xã hội.” Nhiều cuộc cải cách hành chính đã được chỉ huy bởi
hai cơ quan, Hội đồng Tối cao Tái thiết Quốc gia (SCNR) và Cơ quan
Tình báo Trung ương Hàn Quốc (KCIA). Đặc biệt, KCIA là một công
cụ để thiết lập quyền lực và chức năng cho các cơ quan kinh tế quan
trọng - Ban Kế hoạch Kinh tế (EPB), Bộ Tài chính (MoF), và Bộ
Thương mại và Công Nghiệp (MCI)
mạnh cho các cơ quan chính trị trong chế độ cầm quyền của Park bao
gồm Bộ Nội Vụ (MHA) và cảnh sát. Kiến trúc sư của nhà nước phát
triển Hàn Quốc là KCIA chứ không phải các nhà kỹ trị kinh tế.