khoảng 20.000 công chức vào ngày 17 tháng 6 năm 1961 là kết quả
hoạt động của đội này.
Sau đó, tuân thủ hướng dẫn 13 điều về cắt giảm công chức mà
SCNR mới thông báo, những người “tuổi trên 50” bị đẩy vào cuộc
thanh trừng. Vào ngày 20 tháng 7, chính quyền quân sự lên kế hoạch
cắt giảm số công chức xuống còn 200.000 bằng cách buộc 40.989 viên
chức “dư thừa” phải nghỉ hưu.
Chiến dịch thanh trừng này đã
không dựa trên bất cứ đánh giá khách quan nào của lực lượng viên
chức. Ngược lại, mục tiêu lần đó là thiết lập kỷ luật trong hệ thống
công quyền bằng việc biểu dương quyền lực chuyên chế cũng như để
đáp ứng yêu cầu của nhà nước về một đợt cắt giảm chi tiêu công. Đến
khi Park công khai tuyên bố phải trẻ hóa đất nước bằng một cuộc
chuyển giao thế hệ thì cuộc thanh trừng tìm cách thay thế lực lượng
lãnh đạo trong bộ máy quan liêu nhà nước. Thế hệ trẻ hơn có lẽ đã
càng trung thành hơn với chính quyền quân sự vì nhờ cuộc thanh
trừng này mà họ có cơ hội thăng tiến.
Phương thức hành động của Kim Jong-pil cuối cùng đã dẫn đến
việc bộ máy quan liêu nhà nước chuyển đổi cấu trúc thành một tổ chức
có phong cách quân đội. Chưa đến hai tuần sau đảo chính, tướng Han
Sin với vai trò Bộ trưởng Nội vụ đã phổ biến rộng rãi các bản hướng
dẫn đến tất cả công chức buộc phải “tuân thủ vô điều kiện” tất cả
những mệnh lệnh chính thức và phải hoàn thành tất cả các nhiệm vụ
được giao trong khung thời gian đã định. Các bản hướng dẫn 8 điều
nghiêm cấm các công chức hút thuốc lá nước ngoài cũng như cấm họ
thường xuyên “uống ở các quán rượu”.
Liệu pháp sốc gồm những đợt thanh lọc và bắt giam cũng đã được
áp dụng cho các nhóm xã hội. Chỉ một tuần sau cuộc đảo chính, KCIA
đã chỉ đạo “chiến dịch làm sạch” toàn diện của SCNR bằng cách bắt
giam 51 “kẻ trục lợi bất chính” và “người trốn thuế”, 4.200 “tên du
côn” và 2.100 “người có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản”. Cũng thời
gian đó, SCNR giải tán tất cả đảng phái chính trị và tổ chức xã hội