Hàn Quốc. Những hoạt động này khởi đầu cho sự chuyển đổi sang
một chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu.
Trọng tâm của quá trình bình ổn hóa tài chính là biện pháp hợp lý
hóa lãi suất, được khởi động vào năm 1964 theo khuyến nghị từ một
nghiên cứu của John Gurley, Edward Shaw và Hugh Patrick do
USAID chỉ đạo. Dù đang phải chịu ảnh hưởng mạnh của Mỹ, Park vẫn
giữ tự chủ, kết hợp các khuyến nghị chính sách của Mỹ vào cấu trúc
ưu tiên và chiến lược của riêng ông. Để thỏa mãn được nhu cầu về vốn
nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp và lĩnh vực chiến lược ở mức lãi
suất ưu đãi trong khi vẫn thỏa mãn được nhu cầu của Mỹ về giải
phóng lãi suất, Park đã tăng lãi suất tiền gửi nhiều hơn lãi suất cho
vay, tạo ra một “cơ chế lãi suất đảo ngược” với lãi suất tiến huy động
cao hơn lãi suất cho vay.
Không may là việc đổi ngược lãi suất huy động và cho vay đã dẫn
đến sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán phi chính
thức tư nhân bên ngoài hệ thống ngân hàng nhà nước lên đến mức 56-
63% tổng mức tín dụng trong nước vào cuối năm 1964. Bên cạnh đó,
tiết kiệm quốc gia bị mất động lực, khiến Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên
cho tăng gấp đôi trần lãi suất. Vào tháng 9 năm 1965, Park tiến hành
một cải cách lãi suất khác bằng cách tăng gấp đôi trần lãi suất không
chỉ nhằm loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ huy động vốn thấp lên
tiết kiệm quốc gia mà còn để hạn chế thị trường chứng khoán phi
chính thức và mở rộng thị phần vốn huy động của các ngân hàng
thương mại sở hữu nhà nước. Để kết hợp nỗ lực giải phóng lãi suất với
phát triển xuất khẩu, Park đã sử dụng đến cả chuyên môn của Nhật
Bản và Hoa Kỳ để thiết lập nền móng thể thế cho một chiến lược phát
triển định hướng xuất khẩu và xây dựng một cơ chế khuyến khích
hướng ngoại. Năm 1964, Amicus Most, một doanh nhân Mỹ được
thuê làm cố vấn cho USAID, đã trở thành nhân tố quan trọng khi phát
triển một kế hoạch sâu rộng nhằm mở rộng xuất khẩu cho MCI.