KỶ NGUYÊN PARK CHUNG HEE VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA HÀN QUỐC - Trang 206

Nói cách khác, mặc dù Hoa Kỳ không thể dung hòa Park theo

khuôn mẫu tự do của nước này nhưng nó vẫn tạo ra được ảnh hưởng
đáng kể đối trọng với các tư tưởng hiện đại hóa kinh tế mang phong
cách Nhật Bản của Park và chủ nghĩa dân tộc trong ông suốt thời kỳ
giữa những năm 1960. Chiếc ô an ninh và viện trợ quân sự, kinh tế
được Mỹ cung cấp đã trở thành những yếu tố quan trọng trong nỗ lực
giảm thiểu bộ phận chỉ huy kinh tế cực đoan nhất trong tinh thần Nhật
Bản nơi Park, tuy nhiên để có thể hợp tác tích cực trên những mục tiêu
chung, Hoa Kỳ cần nhiều hơn thế. Lời đe dọa trừng phạt tự nó không
thể tạo ra sự chuyển dịch chính sách theo hướng bình ổn hóa, tự do
hóa và thúc đẩy xuất khẩu. Để lý giải được sự thay đổi vai trò của Mỹ
từ một hình ảnh tiêu cực về sự cản trở và trừng phạt sang một chức
năng hợp tác tích cực cần phải phân tích về sự nổi lên một cộng đồng
tri thức mới giữa các quan chức viện trợ Mỹ và các nhà kỹ trị kinh tế
Hàn trong suốt thời kỳ giữa những năm 1960. Choi Kak-kyu, nguyên
Phó thủ tướng và Bộ trưởng EPB (1991-1993) nhớ lại:

Chúng tôi không hiểu những khái niệm kinh tế cơ bản như “hiện giá” vào thời

điểm đó. Thậm chí đến cả các giáo sư đại học cũng không hiểu khái niệm này.

Tỷ giá hối đoái, giá cả thay đổi liên tục và gần như không thể lập kế hoạch trả nợ

tương lai được vì không tính toán được hiện giá bằng đồng nội tệ của các khoản

vay nước ngoài đã được giải ngân [bởi EPB]. Chúng tôi học tất cả những điều

này từ các quan chức USOM. Cũng có thể khẳng định tương tự về cơ chế tỷ giá

hối đoái. Nếu không nhờ sự trợ giúp của họ, [chúng tôi có lẽ cũng chẳng nghĩ

được đến] cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi. Chúng tôi, những nhà kỹ trị kinh tế,

linh hoạt và có năng lực, tuy nhiên những thay đổi chính sách trở nên khả thi là

nhờ chúng tôi có những người thầy giỏi như các quan chức USOM.

Hầu hết các nhà kỹ trị kinh tế Hàn Quốc cấp trung vào những năm

1960 đều xem Killen và Bernstein là thầy, họ tham gia vào mạng lưới
chính sách EPB-USOM đông đảo để hấp thụ chuyên môn kinh tế và
quản lý cao cấp từ Mỹ. Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến các ý tưởng kinh tế
của Park bằng cách giáo dục và thâu nạp các nhà kỹ trị kinh tế của ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.