Khi Park chọn pháo binh làm lĩnh vực mới của mình vào năm 1952,
ông học được một nguyên tắc khác: lập kế hoạch, thực thi và giám sát.
Cho Kap-che, người viết hồi ký về Park ghi “không giống như bộ
binh, một pháo binh phải nhắm bắn mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn của
anh ta. Để cải thiện tỷ lệ chính xác, anh ta phải kiểm tra vị trí quả đạn
pháo và điều chỉnh những tính toán về khoảng cách và hướng bắn.
Hoạt động phía sau [các tuyến đầu], anh ta cũng được đào tạo để tác
chiến với tầm bắn rộng. Pháo binh có tính đa chiều, có hệ thống và
chính xác.” Chính lĩnh vực này đã tạo ra sự khác biệt giữa Park và Lý
Thừa Vãn. Cả hai đều cố gắng giám sát chặt chẽ các đồng minh lẫn kẻ
thù bằng cách độc chiếm các đơn vị tình báo, nuôi dưỡng lòng ganh
ghét và sự ngờ vực giữa các lãnh đạo phe phái và khơi dậy định kiến
giữa các địa phương. Nhưng Park có hệ thống và có tổ chức hơn khi
theo đuổi các mục tiêu của ông và do đó thành công hơn. Trọng tâm
trong cỗ máy quyền lực của Park là Cơ quan Tình báo Trung ương
Hàn Quốc, được thiết lập bằng pháp luật chỉ 24 ngày sau cuộc đảo
chính 16 tháng 5 năm 1961.
KCIA
Thành lập KCIA là quyết định đầu tiên của Park về những điều cần
phải làm với quyền lực mới giành được và cách thức để bảo vệ quyền
lực này khỏi các đồng minh cũng như kẻ thù. Được lên kế hoạch bởi
Trung tá Kim Jong-pil, người đã gắn cuộc đời mình với Park bởi quan
hệ gia đình cũng như sự nghiệp kể từ năm 1949, Luật số 619 chỉ có
chín điều. Điều 1 khiến KCIA giống như KGB của Xô-viết hơn là CIA
của Mỹ bằng cách đặt lực lượng tình báo trong và ngoài nước dưới
thẩm quyền của tổ chức này; bằng cách thêm quyền điều tra tội phạm
vào quyền hạn của cơ quan; và bằng cách giao cho cơ quan này quyền
“điều phối và giám sát các hoạt động điều tra và tình báo về các bộ
ngành nhà nước - gồm cả các lực lượng vũ trang - trong những vấn đề
liên quan đến an ninh quốc gia”. Thông qua Điều 3, cơ quan này có
thể “thành lập các cơ sở ở địa phương khi cần thiết.” Điều 7 ghi rằng