năm 1969 cho phép Park nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba. Trở thành người
dẫn đầu trong cuộc đua kế vị vào khoảng giữa những năm 1960 có
nghĩa là Kim Jong-pil có thể dễ dàng vận động được những người ủng
hộ mới, những người đã vào cuộc, tuy nhiên ông cũng trở thành mục
tiêu trong hoạt động kiểm soát và cân bằng của những kẻ khát khao
quyền lực khác, nếu không phải là của chính vị trí tổng thống. Kỳ lạ
là, chính Park lại là người chú tâm nhất đến việc kiểm soát Kim Jong-
pil. Cho đến khi các cuộc đấu tranh quyền lực xung quanh vấn đề sửa
đổi hiến pháp năm 1969 hủy hoại nghiêm trọng những tuyên bố về vị
thế “thái tử” của Kim Jong-pil, chiến lược chia để trị của Park đều tập
trung vào việc xây dựng một phái chống chính thống mà sau này có
thể phá vỡ được những khát khao của Kim Jong-pil. Vào giữa những
năm 1960, Kim Jong-pil sở hữu nhiều quyền lợi chính trị đầy ấn
tượng. Trong thời kỳ chính quyền quân sự, ông đã được giao phó
nhiệm vụ chỉ huy KCIA (1961-1963), cũng như bí mật tổ chức Ban
thư ký DRP để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử năm 1963. Cả hai nhiệm
vụ này tạo điều kiện cho ông xây dựng bè phái của riêng mình thông
qua bảo trợ chính trị. Một khi nắm được quyền kiểm soát Ban thư ký
DRP, Kim Jong-pil cũng chi phối luôn quá trình bổ nhiệm các ứng
viên DRP cho cuộc bầu cử Nghị viện Quốc gia năm 1963.
Không khó cho Park để có thể kìm hãm quyền lực đang gia tăng của
Kim Jong-pil, bởi chính nguồn gốc của quyền lực đó có thể bị biến
thành rắc rối chính trị. Bắt đầu vào tháng 12 năm 1962, các đối thủ
của Kim đã hủy hoại sự minh bạch của ông bằng cách đào bới lại các
hoạt động phi pháp của ông, gồm có việc gây dựng quỹ để tạo lập
DRP bằng những phương thức bất hợp pháp. Hơn nữa, Park, với
quyền lực đã được củng cố sau lần đắc cử làm tổng thống năm 1963,
do đó ít cần đến Kim Jong-pil hơn. Lớp những người giữ cân bằng đầu
tiên được Park tìm thấy trong số các sĩ quan quân đội tại ngũ và trong
lực lượng dự bị để kiểm soát Kim Jong-pil là những người thuộc khóa
KMA 8 và thế hệ sĩ quan cấp cao đã tham gia vào cuộc đảo chính