gửi lính du kích có vũ trang đến Seoul rồi sau đó là các khu vực Uljin
và Samcheok (xem Chương 6). Năm 1970, một tàu phát sóng trên biển
của Hàn Quốc đã bị Triều Tiên bắt giữ trên biển Vàng, và ở Nghĩa
trang Quốc gia Tongjakdong, một quả bom do các đặc vụ Triều Tiên
cài đặt đã phát nổ. Lính du kích có vũ trang từ Bắc Triều Tiên tiếp tục
xâm nhập vào Hàn Quốc thông qua quần đảo Kyongnyolbi, vịnh
Kunja và biển Đông.
Các xu hướng xoa dịu toàn cầu-khu vực đối nghịch nhau cùng với
sự trỗi dậy của các căng thẳng quân sự ở Bán đảo Triều Tiên đã dẫn
đến các rạn nứt chính trị. Park ủng hộ quan điểm chính thống, hóa giải
các mối đe dọa quân sự tiếp diễn từ Bắc Triều Tiên trong thời kỳ xoa
dịu toàn cầu-khu vực mới nhằm nêu lên một thách thức an ninh ở quy
mô chưa từng có, buộc Hàn Quốc phải đối mặt với những lời đe dọa từ
Bắc Triều Tiên khi mà sự ủng hộ từ Mỹ đã yếu đi rất nhiều và thậm
chí còn có thể lâm vào tình trạng cách ly ngoại giao. Hàn Quốc lúc
bấy giờ thua xa Triều Tiên trong việc giành được sự ủng hộ từ các
nước “không cùng định hướng” trong Thế giới Thứ ba. Ngược lại,
Kim Dae-jung lại thấy tình hình này đòi hỏi một sự chuyển dịch chuẩn
mực trong chính sách an ninh. Như đã nói, trong cuộc bầu cử năm
1971, Kim Dae-jung đã công bố đề xuất của riêng ông về một giai
đoạn xoa dịu ngắn trên Bán đảo Triều Tiên, giai đoạn này kêu gọi thiết
lập hòa bình và cuối cùng là một quá trình thống nhất đất nước có đàm
phán giữa hai nước Triều Tiên thông qua các cuộc đối thoại ngoại giao
với Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bản và Trung Quốc. Kim Dae-jung cũng
chỉ trích chiến lược chiến tranh lạnh đối đầu quân sự của Park là một
âm mưu để tạo ra chế độ cai trị vĩnh viễn của Park bằng cách phóng
đại các mối đe dọa an ninh từ Bắc Triều Tiên. Đối phó với các cáo
buộc này, Park lập luận rằng việc triệt thoái quân sự của Hoa Kỳ khỏi
Đông Á có thể tạo ra một giai đoạn xoa dịu đối với các siêu cường
quốc ở quy mô toàn cầu nhưng không chắc sẽ có ở Bán đảo Triều Tiên
vì sự tồn tại của hai nhà nước riêng biệt trên bán đảo này với những