việc phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 200 tỷ won và bằng cách thiết
lập một quỹ nhà nước để tài trợ cho các chương trình hợp lý hóa công
nghiệp (xem chương 9). Rõ ràng Park cho rằng chế độ của ông có thể
phải gánh chịu những thiệt hại chính trị không thể khắc phục nếu ông
không kiểm soát và khắc phục được tình trạng kiệt quệ tài chính và tổ
chức. Tin rằng tình trạng này cần phải được khắc phục, Park bỏ ngoài
tai những chỉ trích về việc xâm phạm quyền sở hữu tư nhân của
EDESG và việc gia tăng tập trung hóa nặng nề thu nhập vào các
chaebol. Sắc lệnh khẩn cấp đã có tác dụng. Các chaebol được giải
phóng khỏi các áp lực sụt giảm thanh khoản và nền kinh tế Hàn Quốc
phục hồi đáng kể, gia tăng đầu tư đến 40% và xuất khẩu đến gần
100% vào năm 1973. Tỷ lệ tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm
1973 đạt đến 19,3%, gấp ba lần so với cùng kỳ năm 1972.
Khi đã đưa các chaebol vào một vị thế tài chính vững chắc hơn
thông qua EDESG, Park hiện giờ đang ở trong vị thế có thể đánh cược
kinh tế nhằm biện minh cho ván bài chính trị thay đổi thể chế đã
chuẩn bị từ lâu. Với các chaebol đã thoát khỏi tình trạng sụt giảm
thanh khoản và mối nguy hiểm mất khả năng chi trả nợ vay nước
ngoài đã vượt qua, Park giờ có thể nghiêm túc khởi động công cuộc
công nghiệp hóa ngành công nghiệp nặng và hóa chất như một minh
chứng cho các sức mạnh của chế độ yushin sẽ sớm được công bố. Như
cho thấy dưới đây, kế hoạch chính danh hóa chế độ cũng tạo ra lợi ích
là xây dựng nền tảng công nghiệp cho an ninh quốc gia và xây dựng
một bộ máy siêu tăng trưởng. Quan trọng nhất, bằng cách điều chỉnh
nền kinh tế quá nóng thông qua xã hội hóa các chi phí tái cấu trúc
doanh nghiệp, EDESG của Park càng củng cố thêm mối quan hệ cộng
sinh với các chaebol. Các nhà sản xuất nợ ơn Park đã giúp họ sống sót
vào năm 1972 và sẵn sàng trả nợ ông bằng việc quyết liệt theo đuổi
mục tiêu kinh tế mới của ông là HCI. Một cách tổng quát hơn, bằng
cách vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tưởng chừng như không thể
hóa giải, Park một lần nữa đã củng cố hình ảnh một lãnh đạo giữ lời