trưởng ấn tượng của những năm 1960 là sự thiếu vắng các thể chế độc
lập để vận hành những nguyên tắc cẩn trọng thời hiện đại đối với hoạt
động bảo lãnh nợ nước ngoài của nhà nước. Để khắc phục tình trạng
mất cân bằng tài chính là hậu quả của việc thiếu đi các nguyên tắc cẩn
trọng và để yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc như một
phần của việc tái cơ cấu và xóa nợ cần thiết để tạo ra cán cân tài chính
tốt hơn, Hàn Quốc đồng ý với IMF về thỏa thuận vay nợ dự phòng để
áp dụng một mức trần lên các chỉ số tài chính, bao gồm tỷ lệ tăng
trưởng tín dụng nước ngoài, quy mô tín dụng của ngân hàng trung
ương dành cho các đơn vị chính phủ, khoản vay nước ngoài mới và
việc nắm giữ ngoại tệ của các tổ chức tài chính. Không những thế,
trong các cuộc đàm phán về viện trợ tài chính bổ sung vào tháng 6
năm 1971, IMF yêu cầu Hàn Quốc phải hạn chế dòng vốn đầu tư nước
ngoài ngắn hạn, theo đuổi chính sách tài khóa giảm lạm phát, phá giá
tiền tệ từ 329 thành 450 won một đô-la, thắt chặt chính sách tiền tệ,
giảm các khoản vay ngân hàng, cắt giảm chi tiêu chính phủ và bãi bỏ
các khoản trợ cấp xuất khẩu. Những đàm phán viên Hàn Quốc chấp
nhận tất cả trừ việc bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu. Về vấn đề thay đổi tỷ giá
hói đoái, họ phần nào nghe theo IMF, thiết lập tỷ giá 371,6 won một
đô-la.
Các liệu pháp sốc của IMF tỏ ra không đủ để giải quyết làn sóng
kiệt quệ tài chính và doanh nghiệp khiến Park thất vọng. Tỷ lệ lạm
phát tăng mạnh vì sự phá giá. Chính sách tiền tệ nới lỏng mà Park theo
đuổi giúp ông thắng trong các cuộc bầu cử năm 1971 cũng trở thành
một nhân tố làm tăng giá.
Lần đầu tiên kể từ khi Park khởi động
quá trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu vào năm 1963, nền
kinh tế Hàn Quốc gặp phải một đợt suy thoái, gây khó khăn cho các
nhà sản xuất với các NPL càng lớn hơn nữa.
Tốc độ gia tăng nợ
xấu nhanh chóng của các nhà sản xuất ngăn cản các ngân hàng quốc
doanh gia hạn nợ để giúp các doanh nghiệp trả vốn và lãi vì sợ rằng
khả năng thanh khoản của chính họ bị dính sâu hơn với các nhà sản