năm 1944 để tái xây dựng hệ thống kinh tế toàn cầu và tiến đến kết
thúc vào đầu những năm 1970. Khi đối mặt với tình trạng thâm hụt gia
tăng ở cán cân thanh toán, Hoa Kỳ tạm ngưng hoạt động chuyển đổi
đô-la thành vàng, áp dụng các biện pháp kiểm soát lương cũng như giá
cả trong nước và sử dụng thuế nhập khẩu vào tháng 8 năm 1971, do đó
đã khơi ngòi cuộc đổ xô áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và
thực thi các biện pháp phòng hộ giữa giai đoạn suy thoái toàn cầu
đang lớn dần.
Vì xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 40% tổng xuất khẩu Hàn Quốc,
nên chính sách kinh tế của Nixon khiến Hàn Quốc bị thiệt hại trầm
trọng. Không những thế, việc Nhật quyết định hưởng ứng sáng kiến
của Mỹ bằng việc sử dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, dẫn đến tái
định giá đồng yên, chi phí cho phụ tùng, linh kiện, các sản phẩm dở
dang và hàng hóa vốn của Nhật Bản, có tác động đến tăng trưởng kinh
tế của Hàn Quốc bởi các nhà sản xuất Hàn Quốc đã gia nhập vào
mạng lưới sản xuất khu vực của Nhật Bản thông qua các chuyển
nhượng bản quyền và các liên doanh vào những năm 1960; Hàn Quốc
đã chứng kiến tính cạnh tranh xuất khẩu của nó sụt giảm. Hàng nhập
khẩu từ Nhật Bản chiếm đến 40% tổng nhập khẩu của Hàn Quốc. Để
đẩy tình trạng dễ bị tấn công về kinh tế trở nên tồi tệ hơn nữa, nhiều
nhà sản xuất Nhật Bản, trong đó có Toyota (xem Chương 10) đã chấp
nhận “Bốn Nguyên tắc” của Chu Ân Lai, theo đó các công ty nước
ngoài tham gia vào thị trường Trung Quốc phải chấm dứt hoạt động
kinh doanh của họ với Hàn Quốc và Đài Loan. Và quyết định của
Nixon về việc từng bước triệt thoái quân đội Mỹ đóng ở Hàn Quốc
khiến các tập đoàn đa quốc gia thậm chí ít còn ý muốn đầu tư vào
nước này vì lo sợ các rủi ro và hiểm họa quân sự. Các khó khăn về
kinh tế và an ninh này khiến các nhà đầu tư và người cho vay nước
ngoài hoảng loạn, dẫn đến bùng nổ việc thoái vốn. Đối với một đất
nước vẫn còn phải phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài để tài trợ
cho khoảng 25% hàng nhập khẩu và bị đè nặng bởi các khoản vay