đồng ý tạm ngưng giai đoạn rút lui quân sự thứ hai của Hàn Quốc khỏi
miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1972 đến tháng 6 năm 1973, khiến
quân đội Hàn Quốc trở thành lực lượng lớn nhất trong số các lực
lượng vũ trang nước ngoài trợ giúp miền Nam Việt Nam vào thời điểm
ban hành yushin. Hoa Kỳ lúc bấy giờ đang đàm phán một hiệp ước
hòa bình với miền Bắc Việt Nam để đẩy nhanh quá trình đàm phán.
Việc Hoa Kỳ rút đi các đơn vị lục quân của nước mình khỏi Việt Nam
càng khiến giá trị quân sự và chính trị của lục quân Hàn Quốc quan
trọng hơn trong các tính toán chiến lược của Nixon. Việc ban hành
hiến pháp yushin diễn ra vào tháng 10 năm 1972, giữa những cuộc
đàm phán của Kissinger với miền Bắc Việt Nam, càng ngăn cản Nixon
thẳng thừng chống đối Park vào những ngày đầu trọng đại của giai
đoạn thay đổi chế độ, kể cả nếu Nixon có ý muốn làm như vậy.
Phẩm hạnh và vận may của Park Chung Hee
Theo nhiều khía cạnh, Park có lẽ đã khiến cho Niccolò Machiavelli
rất tự hào. Đối với Machiavelli, vị quân vương “mới”, được định đoạt
sẽ nâng xã hội đến đỉnh vinh quang, là một người sở hữu phẩm hạnh
của người cai trị. Quân vương mới trong hình dung của Machiavelli
“không ngừng khiến các chủ thể trở nên bị động nhưng thỏa mãn, cai
trị họ bằng sức mạnh của loài sư tử nhưng với sự quỷ quyệt của loài
cáo, nhận được sự tôn trọng từ những người ủng hộ nhưng cũng là một
biểu tượng cho sự sợ hãi, tàn bạo nhưng hào phóng, và... có thể tránh
xa bọn bợ đỡ.” Trên hết, vị “quân vương thận trọng sẽ không giữ lời
hứa nếu việc đó đi ngược lại với lợi ích của ông, hoặc khi lý do khiến
ông phải cam kết đã không còn giá trị nữa... Vị quân vương [mới]
không bao giờ thiếu những lý do chính đáng để giải thích cho các hành
vi vi phạm đức tin của mình.” Nói cách khác, phẩm hạnh quan trọng
nhất của người cai trị là sự săn đuổi quyền lực và khả năng phát triển
quyền lực một cách liên tục.
Trong giai đoạn chuyển đổi sang chế độ yushin, Park thể hiện đẩy
đủ những phẩm hạnh mà Machiavelli mô tả. Ngài tổng thống có khả