chính trị của ông bằng cách dùng nó để biện minh cho việc thiết lập
quyền tổng thống ban bố các biện pháp kinh tế khẩn cấp. Với quyền
hạn mới đạt được để định hình thị trường thông qua các sắc lệnh tổng
thống, Park đã giải quyết hiệu quả của tình trạng kiệt quệ doanh
nghiệp và tài chính đang gia tăng của đất nước vào tháng 8 năm 1972.
EDESG góp phần vào quá trình củng cố quyền lực của ông không chỉ
bằng cách loại bỏ những trở ngại tài chính cho HCI, công cuộc mà ông
đã chuẩn bị để chính danh hóa bước chuyển sang chế độ yushin, mà
còn bằng cách tăng cường liên minh của ông với các chaebol trên cơ
sở trao đổi chính trị bất cân xứng. Thứ ba, ngay cả những khiêu khích
quân sự lặp đi lặp lại của Triều Tiên giai đoạn 1968-1971 và những đề
xuất hòa bình của Kim Il Sung năm 1972 cũng trở thành công cụ để
Park thuyết phục công chúng về lý do chế độ yushin cần phải được
thiết lập. Ông mô tả yushin như câu trả lời cho cả nỗi ám ảnh xâm
lược quân sự từ Triều Tiên và cả hy vọng chung sống hòa bình với
miền Bắc. Thứ tư, việc bùng nổ phong trào bất đồng xã hội sau cuộc
bầu cử tổng thống năm 1971 đã tạo ra lời biện minh cho bước tiến tới
chế độ yushin độc tài bằng cách gia tăng nỗi ám ảnh về bất ổn chính
trị.
Trong phân tích trước, chính tầm nhìn của Park với mong muốn trở
thành Minh Trị của Hàn Quốc đã giúp ông vận dụng được phẩm hạnh
của mình nhằm biến nhiều thách thức chính trị, kinh tế và an ninh
thành vận may. Trong ví dụ thứ nhất, Park ban hànhyushin để kéo dài
thời gian cầm quyền của mình. Tuy nhiên việc kéo dài chế độ của ông
cũng được cho là cần thiết để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và
hùng mạnh. Yushin là một công cụ để chuyển hóa Hàn Quốc thành
một Nhật Bản thứ hai. Không may cho Park là, chính công cụ này
cũng là mầm mống cho tình trạng bất chính danh trong ý thức hệ gây
ra sự sụp đổ của ông vào năm 1979.