Đối với Hàn Quốc, loại bỏ các lựa chọn chủ nghĩa trung ương tập
quyền trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế sẽ dọn
đường cho quá trình siêu tăng trưởng. Các SOE của Hàn Quốc không
có vốn, công nghệ hoặc chuyên môn quản lý cần thiết để phát triển
lĩnh vực sản xuất hiện đại. Chúng cũng từng là điểm nóng của tham
nhũng và kém hiệu quả dưới thời Lý Thừa Vãn cầm quyền, chúng ủng
hộ Đảng Tự do của ông này trong vai trò nguồn cung cấp quỹ tranh
cử. Mặc cho những tuyên bố của chính quyền quân sự về chống tham
nhũng, ít có khả năng những người tổ chức đảo chính yếu ớt về mặt
chính trị - thiếu tính chính danh ý thức hệ bên ngoài và bị kẹt vào
những cuộc tranh giành quyền lực bè phái bên trong - có thể duy trì kỷ
luật trong việc sử dụng quyền lực và chống lại cám dỗ tham nhũng.
Mở rộng các SOE chắc hẳn chỉ tạo ra thêm cho các bè phái cạnh tranh
trong chính quyền quân sự một động lực nữa để sử dụng bộ máy nhà
nước cho hoạt động trục lợi.
Vì vậy, chắc chắn là cho đến giữa năm 1962, nếu không phải là
ngay từ những ngày đảo chính quân sự vào tháng 5 năm 1961, việc kết
hợp với các doanh nghiệp nội địa lớn đã trở thành một lựa chọn ít rủi
ro chính trị và có tính khả thi kinh tế hơn với Park. Do đó, cá nhân ông
đã chọn ra một số đối tác doanh nghiệp trọn đời với mình trong số các
chaebol trên cơ sở hai tiêu chí tiềm ẩn mâu thuẫn với nhau. Một mặt,
Park tìm kiếm những chủ sở hữu chaebol có quá trình hoạt động kinh
doanh vững vàng để tận dụng những nguồn lực kinh doanh tốt nhất
của Hàn Quốc. Cụ thể hơn, ông tìm kiếm doanh nhân có khát khao
tăng trưởng và sẵn sàng chịu rủi ro cao. Park tìm kiếm những lãnh đạo
doanh nghiệp giống mình: có tầm nhìn. Jeong Ju-young của Hyundai
bộc lộ được tinh thần này hơn hẳn bất cứ ai khác trong các chaebol.
Tuy nhiên bên cạnh đó, Park cũng bảo trợ cho các chủ sở hữu-giám
đốc chaebol sinh ra ở Gyeongsang mỗi khi có thể nhằm xây dựng một
nền tảng tài chính vững chắc cho liên minh cầm quyền mang tính địa
phương của mình. Chiến lược chọn ra các đối tác chaebol trên cơ sở