do môi giới, động thái bỏ qua quá khứ và tiến đến xây dựng một cỗ
máy tăng trưởng với cùng các chủ sở hữu-giám đốc chaebol trong vai
trò những đối tác thế yếu bất thình lình diễn ra. Vào ngày 27 tháng 6,
Yi Byeong-cheol trở về từ Nhật Bản để đối mặt với các án phạt. Tuy
nhiên, những gì đang chờ đợi ông lại không phải là án phạt tù mà là
một cuộc họp mang tính lịch sử với Park Chung Hee. Trong buổi họp,
Yi Byeong-cheol thuyết phục Park rằng việc khởi tố sẽ vô tình ngăn
cản Park theo đuổi quá trình tăng trưởng kinh tế vì gây tổn thương
không thể khắc phục được đến niềm tin của doanh nghiệp. Vị lãnh đạo
chaebol Samsung thêm vào rằng Park sẽ có lợi hơn khi yêu cầu các
lãnh đạo doanh nghiệp phấn đấu vì quá trình công nghiệp hóa nhanh
chóng của Hàn Quốc so với khi bỏ tù họ, điều đó chỉ làm lãng phí tài
năng của họ. Park biết rõ hơn bất cứ ai khác rằng ông phải hợp tác với
các doanh nghiệp lớn nếu muốn đưa đất nước vào lộ trình phát triển.
Đa số các chuyên môn quản lý, năng lực tổ chức, vốn, công nghệ cần
thiết cho quá trình hiện đại hóa đều nằm trong tay các chaebol, chứ
không phải các lực lượng vũ trang. Hơn nữa, kể cả khi so sánh với bộ
máy quan liêu nhà nước thì các chaebol, với tinh thần khởi nghiệp,
mới giống với một phương tiện lý tưởng để tấn công vào các thị
trường xuất khẩu.
Quan trọng không kém đối với Park, dựa vào chaebol như một công
cụ hiện đại hóa không gây ra nguy hiểm cho các lợi ích chính trị của
ông vì chaebol không phải là “giới tư sản hiếu thắng”, ông chắc chắn
về sứ mệnh lịch sử và tính chính danh ý thức hệ của tầng lớp này.
Thay vì vậy, các tập đoàn hàng đầu bị xem như là những kẻ trục lợi,
chực chờ các giấy phép, khoản vay nhà nước và bị buộc tội tích lũy tài
sản phi pháp. Họ không ở vào vị trí có thể đòi hỏi tính chính danh
chính trị, điều này khiến Park bớt do dự khi tiến hành sự thay đổi bước
ngoặt quay ngược lại để hợp tác với họ và ủng hộ sự đa dạng hóa cũng
như sự tập trung hóa của các tập đoàn này. Vì vậy từ tháng 6 một loạt
những cuộc đàm phán gây áp lực kín đã bắt đầu giữa nhà nước và