trung học và đại học. Thông qua những nỗ lực này cùng nhiều nỗ lực
khác, Park xoay sở để có tổng cộng 1.568.006 nam và nữ đăng ký làm
thành viên DRP. Bên cạnh đó, DRP cũng tổ chức 629 buổi mít-tinh
với sự tham gia được cho là của khoảng 2,64 triệu người vào giai đoạn
bầu cử. Thấy lợi thế tổ chức Park được hưởng thông qua quyền kiểm
soát bộ máy quan liêu nhà nước và các cơ quan bán nhà nước, nhiều
người chỉ trích đã khẳng định rằng 4,7 triệu phiếu bầu cho Park là
“quá quá ít” để tuyên bố thắng cử.
Cuối cùng, chính vùng nông thôn đã trở thành nơi cứu cánh cho
Park. Vị ứng viên của DRP đạt được 50,8% số phiếu bầu ở nông thôn,
trong khi đó Yun Po-sun tập hợp được 57,1% số phiếu thành thị. Nói
cách khác, phiếu bầu nông thôn chiếm đến 74,2% tổng số phiếu cho
Park và chỉ 59,2% tổng số phiếu của Yun Po-sun. Chiến lược tạo ra
Cuộc trỗi dậy Xanh với hai củ cà rốt, một cây gậy và chính trị hiện đại
về xây dựng hình ảnh rõ ràng có tác dụng vào năm 1963, trừ ở hai tỉnh
nông thôn Gangwon và Chungcheong. Cử tri ở Gangwon, được biết
đến với tinh thần bảo thủ chính trị bắt nguồn từ vai trò tiền tiêu quân
sự của tỉnh, được đánh giá là phản đối Park vì các hoạt động chính trị
cánh tả trước đây của ông. Khối cử tri Chungcheong, ngược lại, bầu
theo địa phương, ủng hộ Yun Po-sun, người gốc Asan, một làng ở tỉnh
Nam Chungcheong.
Tuy nhiên, chiến lược Cuộc trỗi dậy Xanh của Park thành công
không hẳn chứng minh cho thuyết yeo-chon ya-do, thuyết lập luận
rằng người nông dân bầu cho Park vì tinh thần tuân thủ chính trị có
trong văn hóa truyền thống. Đầu tiên, trong khối cử tri nông thôn,
50,8% ủng hộ ông, nhưng 49,2% ngang ngửa còn lại thì không. Thứ
hai, những người hỗ trợ Park có khả năng đã quyết định làm vậy sau
tính toán đẩy lý trí về lợi ích có được từ chiến lược Cuộc trỗi dậy
Xanh của ông, hoặc đơn giản chỉ vì họ mắc kẹt trong vô vọng vào nền
văn hóa bị cho là đầy tinh thần tuân thủ của Hàn Quốc, đã khiến họ
phải đi theo mong muốn của người cao tuổi địa phương và quan chức