nhà nước. Thiếu thông tin điều tra quần chúng sâu rộng, chúng ta cần
hoãn lại việc đánh giá cho đến khi phân tích các kết quả bầu cử từ sự
chuyển hướng của Park sang chính sách chèn ép nông nghiệp năm
1964.
Các cuộc phỏng vấn mà tôi thực hiện vào tháng 2 năm 2001 cho
thấy không chỉ tiềm năng mà cả các hạn chế trong chiến lược Cuộc
trỗi dậy Xanh của Park, cũng như mức độ phức tạp trong tư duy chính
trị của nông dân Hàn Quốc. “Nhà nước kêu gọi chúng tôi khai báo các
khoản nợ”, một nông dân ở tỉnh Bắc Gyeongsang nhớ lại. “Họ nói với
chúng tôi rằng sẽ hủy bỏ các khoản nợ lãi suất cao. Họ nghĩ rằng họ
đang trao ân huệ cho chúng tôi, nhưng chẳng phải đó là trách nhiệm
của họ ư? Tôi khai báo, nhưng không được gì cả. Tôi vẫn phải chịu
những món nợ nặng lãi. Tệ hơn nữa, tình hình càng khó khăn hơn khi
tôi cần vay tiền,” vì không còn người nào sẵn sàng cho vay ở mức lãi
suất cắt cổ. Đợt phát hành đồng tiền mới vào tháng 6 năm 1962 với
mục tiêu khơi ra số tài sản phi pháp của nền kinh tế ngầm trong tưởng
tượng cũng không thể tạo được sự ủng hộ rộng rãi từ người nông dân.
Một nông dân từ tỉnh Nam Chungcheong phàn nàn trong một bài
phỏng vấn trên báo rằng việc thay đồng hwan bằng đồng won ở tỷ lệ
10:1 “thật tệ. Giờ càng khó khăn hơn để kiếm sống vì tiền thì giảm
còn chi phí thì vẫn vậy.” Hình ảnh người nông dân nổi lên qua các
cuộc phỏng vấn này là hình ảnh của một chủ thể kinh tế tương đối
phức tạp ý thức được các hậu quả tiêu cực ngoài dự đoán từ chiến lược
giải phóng nợ chungnong cũng như cuộc cải cách tiền tệ năm 1962
của ông. Câu hỏi bằng cách nào mà nhận thức về hệ quả phản tác dụng
trong chính sách của Park biến thành quyết định bầu cử của nông dân
vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
Thú vị không kém, nhiều nông dân được phỏng vấn không nghĩ họ
sẽ gắn bó với Park bất chấp hình ảnh “người con của đất” được chăm
chút cẩn thận của ông. Một số người nghi ngờ các ý định của ông.
“Park có lẽ chỉ là con trai của một nông dân”, một nông dân nói. “Tuy