cà rốt, vượt qua sức mạnh từ chủ nghĩa địa phương Chungcheong và ý
thức hệ an ninh Gangwon trong việc định hình hành vi bỏ phiếu của
nông dân trong cuộc bầu cử Nghị viện Quốc gia, mang tính bảo trợ
chủ nghĩa cao hơn.
Tuy nhiên, nguyên do quan trọng nhất trong chiến thắng áp đảo của
DRP ở đợt bầu cử Nghị viện Quốc gia năm 1963 bắt nguồn từ hệ
thống bầu cử mới của Hàn Quốc, hệ thống này ưu tiên cho đảng nào
có số phiếu bầu lớn nhất và bỏ qua các đảng manh mún còn lại. Dù số
phiếu DRP thắng được chỉ chiếm 32,4% tổng số, thấp hơn nhiều so
với 42,6% của Park trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống một
tháng trước đó, tuy nhiên DRP thắng được 88 ghế, đạt hai phần ba số
ghế Nghị viện Quốc gia theo hệ thống đa số một đại diện được cạnh
tranh trực tiếp nhờ sự phân mảnh của phe đối lập thành 11 đảng chính
trị. DRP trung bình phải đối mặt với năm ứng viên đối lập ở một đơn
vị bầu cử. Và vì hệ thống phân bổ 50% trong 44 ghế “danh sách” cho
đảng chính trị chiếm số ghế Nghị viện Quốc gia lớn nhất, nên Park
được hưởng ưu thế giành 22 ghế danh sách bổ sung.
và số ghế danh sách lên đến 110, tạo cho DRP thế đa số vững chắc
trong Nghị viện Quốc gia 175 thành viên.
Chèn ép nông nghiệp, 1964-1968
Thậm chí từ trước khi chế độ dân sự được khôi phục vào năm 1963,
Park và các quan chức của ông đã phải bận rộn sắp xếp lại chiến lược
phát triển kinh tế. Sự chuyển hướng từ chính sách chungnong bắt đầu
thầm lặng nhưng không thể nhầm lẫn khi Park lệnh cho EPB xem xét
lại chính sách kinh tế vào tháng 12 năm 1962, và đến tháng 5 năm
1964, các thay đổi trở nên rõ rệt. Tái định hướng chính sách liên quan
nhiều đến các vấn đề kinh tế đang nổi lên mà Park phải đối mặt khi
thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm (FYEDP) lần thứ nhất bị
đánh giá là “ôm đồm”. Vấn đề trầm trọng nhất là tình trạng thiếu vốn
đầu tư, Park phải bù đắp tình trạng này bằng thâm hụt ngân sách, rốt
cuộc lại làm tồi tệ hơn thực trạng lạm phát, và thông qua đó, gây bất