năm 1963 củng cố quyền lực cho Park, Park bắt đầu thực thi các chính
sách kinh tế mới được xây dựng của EPB. Và chính sách này đã bắt
đầu cho hoạt động chính trị chèn ép nông nghiệp.
Chèn ép đôi
Công cuộc tìm kiếm vốn đầu tư cho các nhà sản xuất hàng hóa xuất
khẩu đang phát triển của Hàn Quốc buộc EPB phải đấu tranh với MAF
về ngân sách năm 1964. Trong khi MAF đề xuất nhà nước gia tăng
35% giá mua ngũ cốc, EPB, cơ quan nắm quyền ngân sách, lại nhấn
mạnh vào việc đặt mức trần cho những gia tăng ngân sách loại này
càng chặt càng tốt. 12 ngày trước các cuộc bầu cử Nghị viện Quốc gia
năm 1963, MAF công bố tăng giá 27%, một mức gia tăng tương đối
với tỷ lệ lạm phát hai con số của Hàn Quốc. Sau bầu cử, logic kinh tế
bắt đầu được cải thiện ở các bước đi chính trị, và câu thần chú của các
nhà hoạch định chính sách đổi từ tăng trưởng “cân bằng” sang “không
cân bằng”,
với các nguồn lực được chuyển từ khu vực nông thôn
sang thành thị vì lợi ích của các ngành công nghiệp xuất khẩu. Ở trung
tâm của bước đảo ngược chính sách này là việc nhà nước thu mua ngũ
cốc với giá thấp. Bằng cách duy trì hoạt động thu mua ngũ cốc của
MAF với giá thấp hơn thị trường, EPB đã loại bỏ một nguồn áp lực
lạm phát và gia tăng cơ hội cân bằng ngân sách. Chính sách này cũng
đảm bảo nguồn cung công nhân ổn định cho các ngành công nghiệp
nhẹ, tiếp đó là trở thành trụ cột xuất khẩu của Hàn Quốc, bằng cách
khuyến khích những nông dân túng thiếu rời khỏi vùng nông thôn trì
trệ để tìm kiếm công việc ở khu vực thành thị. Giá thu mua ngũ cốc từ
nông dân của MFA sẽ duy trì dưới giá thị trường trong giai đoạn 1961-
1975 trừ năm 1972. Để giữ cho giá ngũ cốc thấp một cách không tự
nhiên, MAF quy định hạn ngạch cho việc giao ngũ cốc đối với người
nông dân. Nông dân cũng chịu thuế gián tiếp ở thị trường đầu vào.
Vào đầu những năm 1960, Park thúc đẩy phát triển ngành phân bón
không chỉ để tiêu dùng trong nước mà còn để thúc đẩy xuất khẩu. Để
đạt được mục đích này, 9 công ty đã được lập ra. Ba trong số này là