liên doanh với các doanh nghiệp sản xuất phân bón tổng hợp của Mỹ.
Để thuyết phục các công ty nước ngoài tham gia vào liên doanh, EPB
đảm bảo mỗi trong số ba công ty có lợi nhuận hàng năm tối thiểu là
20% bằng cách hứa mua một lượng phân bón nhất định. Sự đảm bảo
về lợi nhuận không đổi cùng với bất lợi tương đối của Hàn Quốc trong
hoạt động sản xuất a-mô-ni-ắc từ naptha khiến các loại phân bón sản
xuất trong nước đắt hơn rất nhiều so với những sản phẩm từ nước
ngoài, điều trên thực tế đã ngăn cản xuất khẩu trở thành một lựa chọn
cho ngành này. Các nhà sản xuất thực sự phải tồn tại dựa vào thị
trường phân bón trong nước, trong khi thị trường này lại trở nên bão
hòa năm 1970. Để đẩy chi phí cao của hoạt động sản xuất cho người
nông dân, MAF dựng lên các rào cản thương mại khó khăn dành cho
các sản phẩm nước ngoài giá rẻ hơn và xử lý tất cả nhu cầu phân bón
trong nước thông qua tổ chức bán nhà nước của mình, NACF. Độc
quyền nhà nước trong nguồn cung phân bón khiến giá tăng và trên
thực tế đã buộc nông dân phải trợ cấp cho ngành công nghiệp phân
bón kém cạnh tranh của Hàn Quốc.
Giá phân bón ngày càng tăng cao đóng góp rất nhiều vào các quy
định thương mại đang ngày càng tồi tệ hơn đối với các hộ gia đình
nông thôn. Giá phân bón tăng vọt 80% chỉ trong năm 1964, tiếp đó là
đợt tăng 44,4% nữa vào năm 1965. Một nông dân bình thường cho
rằng đã phải tốn 55% chi phí nông nghiệp vào phân bón năm 1966.
Giá cao cũng không đồng nghĩa với việc giao hàng đúng hạn; nông
dân than phiền vì tình trạng chậm trễ liên tục. Các công ty cũng buộc
nông dân phải mua các loại phân bón hóa học không thông dụng cùng
với những loại thông dụng. Báo chí đưa tin rằng nông dân đang loại
bỏ phân bón hóa học với giá bán tháo 200 won một bao hoặc thấp hơn,
thua xa giá 500 won của NACF.
Bầu cử, 1967
Các cuộc bầu cử tổng thống và Nghị viện Quốc gia được tổ chức
vào lúc giai đoạn chèn ép nông nghiệp đang ở mức đỉnh điểm. Như