ổn xã hội. Trong quá trình chuẩn bị cho các cuộc bầu cử tổng thống và
Nghị viện Quốc gia lịch sử năm 1963 đồng thời thiết lập nền tảng để
cất cánh kinh tế, chính quyền quân sự đã vạch ra các mục tiêu tham
vọng quá mức và thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau cho FYEDP lần thứ
nhất (xem chương 3 và 7).
Không ngạc nhiên khi FYEDP lần thứ nhất không thể tạo ra được
kết quả kỳ vọng. Các chỉ tiêu đầu tư ít nhiều đạt được, nhưng phải trả
giá bằng thâm hụt tài khóa tăng cao. Lạm phát mất kiểm soát bùng nổ
cuối năm 1962, bị kích hoạt bởi vụ mùa thất bát. Giữa tháng 12 năm
1962 và tháng 5 năm 1964, chỉ số giá tiêu dùng tăng 58% và chỉ số giá
bán sỉ tăng 66%, hạn chế thu nhập thực của đa số hộ gia đình. Không
có cách nào để dễ dàng thoát khỏi lạm phát. Thu nhập chính phủ tỏ ra
cực kỳ kém linh động trước sự gia tăng về giá và thu nhập danh nghĩa.
Viện trợ Mỹ và lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước cũng đang giảm
giá trị thực. Tỷ lệ tiết kiệm tư cũng sụt giảm vì cá nhân chuyển từ tích
trữ tài sản có tính thanh khoản và các khoản đầu tư sản xuất sang thu
mua nhiều loại hàng hóa thực và nhu yếu phẩm để tự bảo vệ trước lạm
phát. Triệt tiêu hết lãi suất thực, lạm phát cao làm nản hy vọng tích lũy
vốn đầu tư thông qua tiết kiệm trong nước của Park. Nền kinh tế gặp
phải tình trạng suy giảm giá trị đầu tư sản xuất thực trong giai đoạn
cuối của chính quyền quân sự.
Đối mặt với thâm hụt ngân sách, Park bật đèn xanh cho công cuộc
tìm kiếm chiến lược hiện đại hóa mới của EPB. Từ các thất bại chính
sách năm 1961 và 1962, Park học được một nguyên tắc kinh tế căn
bản: gia tăng nguồn thu, hạn chế tiêu dùng và gia tăng đầu tư. Tháng 5
năm 1963, EPB bắt đầu chuẩn bị cho một bước tiến đến ngân sách cân
bằng. Cho thấy sự ám ảnh của tăng trưởng đối với Park, cơ quan thí
điểm này dự định tạo ra ngân sách cân bằng không phải bằng cách nới
lỏng nỗ lực duy trì mức đầu tư cao, mà bằng một lộ trình chính trị mới
để gia tăng gánh nặng thuế và hạn chế chi tiêu “thứ cấp”, bao gồm trợ
cấp ngân sách cho các sản phẩm nông nghiệp. Sau khi các cuộc bầu cử