trích nào về hiến pháp yushin. Sự việc này khiến các lãnh đạo Cơ đốc
giáo phát đi một tuyên bố chống đối khác - lần này, không chỉ chống
lại yushin mà còn chống cả Sắc lệnh Khẩn cấp số 1.
Ngày 3 tháng 4 năm 1974, cảnh sát phối hợp với KCIA bắt giữ
2.000 nhà hoạt động sinh viên vì tội danh bí mật tổ chức Liên minh
Sinh viên Thanh niên Dân chủ Quốc gia (NDYSA) với mưu đồ lật đổ
có sự xúi giục của Triều Tiên. Cùng ngày, Park ra Sắc lệnh Khẩn cấp
số 4 để chấm dứt các cuộc biểu tình sinh viên. Sắc lệnh này cấm các
cuộc tụ tập chống đối và biểu tình của sinh viên, cho phép nhà nước
đóng cửa những trường học nào được cho là vi phạm sắc lệnh, cho
phép huy động các lực lượng vũ trang khi cần thiết phục vụ các mục
đích an ninh công cộng và gia tăng đáng kể hình phạt pháp lý đối với
những kẻ xúi giục biểu tình lên mức án tử hình. Việc ban bố Sắc lệnh
Khẩn cấp số 4 dẫn đến việc bắt giữ 2.000 người và 203 người trong số
này bị kết án tù bởi tòa án quân sự. Số bản án tại tòa lên đến tổng số
1.800 năm tù và có 8 án tử hình.
NDYSA là một câu chuyện bịa đặt. Các nhà hoạt động sinh viên
vốn đang lên kế hoạch kích động một cuộc biểu tình chốngyushin
khắp cả nước như một phần trong nỗ lực xây dựng liên minh rộng rãi
giữa các lực lượng sinh viên đa dạng, nhưng không hề tổ chức
NDYSA. Việc sáng tạo nên các hoạt động NDYSA của chế độ yushin
có tác dụng tăng cường tinh thần đoàn kết của chaeya và mở rộng lực
lượng của phong trào này trong xã hội. Vụ bắt giữ cựu chủ tịch Yun
Po-sun, Giám mục Chi Hak-sun, Mục sư Park Hyeong-gyu, nhà thơ
Kim Chi-ha,
và các giáo sư Kim Tong-gil, Kim Chan-guk vì tội hỗ
trợ hoạt động tổ chức NDYSA của sinh viên từ đằng sau khiến các vụ
án dưới chế độ yushin càng không thể chấp nhận được nữa theo quan
điểm của công chúng. Cụ thể, phong trào chống đối Cơ đốc giáo trở
nên mạnh hơn sau cuộc trừng phạt vào tháng 4 năm 1974. Cố gắng
loại bỏ mọi nguồn gốc chống đối ở các trường đại học bằng một đòn
duy nhất chỉ khiêu khích sự phản kháng mạnh hơn từ bên dưới. Khi