công chúng đặt câu hỏi về các ý định của chế độ yushin, thì hoạt động
đàn áp để bịt miệng lực lượng chaeya ngày càng trở nên kém hiệu quả.
Mặt khác, “Tuyên bố vì Minjung, Quốc gia và Dân chủ”, từng được
các nhà hoạt động sinh viên công bố trước vụ bắt giữ họ ngày 3 tháng
4 năm 1974, cho thấy tính cấp tiến của các phong trào sinh viên kể từ
khi ban hành hiến pháp yushin. Các nhà hoạt động này tuyên bố lãnh
đạo một “phong trào dân chủ dân tộc đại diện cho tinh thần của
minjung, theo đuổi tự do và công bằng đích thực”. Chương trình nghị
sự của họ là tiền thân của samminjuui (Ba Nguyên tắc Nhân dân) cực
đoan gồm minjungjuui, chủ nghĩa dân tộc và dân chủ. Không như màu
sắc tự do-tư sản của các phong trào sinh viên trước yushin, các nhà
hoạt động sinh viên tháng 4 năm 1974 có một chương trình nghị sự xã
hội và chính trị được xác định rõ ràng bao gồm tịch thu “tài sản phi
pháp” do các chủ sở hữu-quản lý chaebol và các chính trị gia tích trữ,
giảm thuế cho các khu vực bình dân, đảm bảo thu nhập đủ sống tối
thiểu cho quần chúng nhân dân, công nhận quyền hành động tập thể
của công nhân thông qua cải tổ các đạo luật lao động, trả tự do cho tất
cả các nhà hoạt động chaeya bị bắt giam, thay đổi chế độ yushin bằng
một trật tự chính trị dân chủ thực sự, giải tán các bộ máy án ninh
cưỡng bức do KCIA lãnh đạo và xây dựng hệ thống kinh tế quốc gia
“tự chủ” bằng cách dứt khoát rời bỏ lộ trình công nghiệp hóa định
hướng xuất khẩu đầy bóc lột. Tuyên bố năm 1974 cũng yêu cầu sự
tham gia của công nhân vào ban quản lý công ty và quá trình hoạch
định chính sách công nghiệp. Để chế độ yushin thấy được sức mạnh
của phe đối lập chaeya, các tác giả của tuyên bố cũng kêu gọi sinh
viên tập hợp trước Tòa thị chính Seoul và đi đến Cheonggyecheon để
cho thấy tinh thần đoàn kết với công nhân ở các nhà máy dệt may bóc
lột lao động nơi Jeon Tae-il từng làm việc.
Ba tháng sau cuộc trừng trị, chế độ yushin tự đảo ngược hành động
và dỡ bỏ Sắc lệnh Khẩn cấp số 4, khi nhận ra rằng biện pháp này đã
vô tình tăng cường quyết tâm phản kháng của chaeya. Lời mời gọi