lương tri... chúng tôi hy vọng hy sinh bản thân cho phong trào nhân
dân cả nước để thiết lập nền dân chủ.” Trong một khẳng định riêng nói
về minjung, PCRD kêu gọi một “phong trào để bao vây [và cô lập] chế
độ độc tài” với “tinh thần không khoan nhượng và bất tuân”. Lãnh đạo
PCRD có vẻ như đang xem xét cơ hội phát động một phong trào bất
tuân dân sự.
Liên minh nhân dân, 1975-1979
Đến tháng 3 năm 1975, tình trạng bất mãn đã trở nên phổ biến đến
nỗi mỗi cuộc biểu tình thu hút hàng ngàn sinh viên. Lần đầu tiên kể từ
khi ban hành hiến pháp yushin, các cuộc biểu tình tập hợp được số
lượng lớn những sinh viên không theo chủ nghĩa tích cực. Để ngăn cản
sự leo thang hơn nữa tình trạng mâu thuẫn chính trị, chế độ yushin
quay trở lại chiến lược đàn áp chính trị và ban hành Sắc lệnh Khẩn cấp
số 7 ngày 8 tháng 4 năm 1975. Với sắc lệnh này, quân đội cử binh lính
đến chiếm khuôn viên Đại học Hàn Quốc. Chỉ trong tháng 4, tổng
cộng 25 đại học đã buộc phải hủy tiết. Một sinh viên Đại học Quốc gia
Seoul, Kim Sang-jin, đã tự mổ bụng mình trong cuộc tụ tập biểu tình
sau khi đọc “Tuyên bố lương tri” và “Lá thư mở gửi đến tổng thống”,
đồng thời la lớn: “Làm sao chúng ta có thể chịu đựng được chế độ độc
tài này hơn nữa?... Nền dân chủ đang lớn lên trong máu. Các đồng chí!
Các anh có đủ dũng cảm hy sinh cuộc sống của mình để những chiếc
lá của cây dân chủ có thể muôn đời nảy nở trên mảnh đất này không?”
Căng thẳng gia tăng cho đến khi sự kiện Giải phóng Miến Nam Việt
Nam diễn ra vào tháng 4 năm 1975, mang lại cho chế độ yushin thêm
không gian để thở. Tận dụng tâm lý lo ngại về khủng hoảng an ninh
do sự kiểm soát của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương, Park theo
đuổi chiến lược kép, một mặt thiết kế các cuộc tụ tập chống chủ nghĩa
cộng sản để kêu gọi phe bảo thủ ủng hộ ý thức hệ cho chế độ của ông,
mặt khác gia tăng mức độ đàn áp để cách ly phe đối lập với các sinh
viên không theo chủ nghĩ tích cực. Phần hai của chiến lược dẫn đến
việc ban hành Sắc lệnh Khẩn cấp số 9 Bảo toàn An ninh Quốc gia và