nhấn mạnh vào kinh tế thay vì chính trị trong các vấn đề về tuyên bố
sở hữu, người Nhật cho rằng quy mô của các khoản bồi thường thiệt
hại nhỏ hơn rất nhiều so với Park kỳ vọng. Vì quan điểm của báo chí
và công chúng Nhật không đổi, nên không gian cho Ikeda điều khiển
tình hình chính trị trong nước Nhật bị hạn chế nặng nề.
Park gặp khó khăn trong việc nắm bắt các khó khăn chính trị trong
nước mà vị đồng cấp người Nhật của ông phải đối mặt. Dựa trên kinh
nghiệm chính trị ở Hàn Quốc, nơi quyền lực tập trung vào tay chủ tịch
chính quyền quân sự, Park cho rằng việc thiết lập niềm tin chung,
quan hệ hữu nghị, hay đơn giản là hoạt động cho nhận mang tính
chính trị ở tầm chính quyền cấp cao giữa hai quốc gia sẽ đảm bảo một
giải pháp nhanh chóng cho các vấn đề lãnh thổ, ngư nghiệp, lịch sử và
bồi thường thiệt hại. Sự thiếu kinh nghiệm của ông trong các vấn đề
ngoại giao và hình ảnh bị đơn giản hóa quá mức về quy trình ra quyết
định của Nhật là các nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng của ông về kết
quả của chuyến viếng thăm, đặc biệt khi ban đầu ông nghĩ rằng
chuyến đi sẽ mang lại một thành công ngoại giao.
Tuy nhiên, chuyến viếng thăm Tokyo của Park năm 1961 có ý nghĩa
quan trọng ở ba khía cạnh. Thứ nhất, nó đảm bảo với người Nhật rằng
Park sẽ không chính trị hóa các vấn đề lãnh thổ, ngư nghiệp, lịch sử và
ý thức hệ thừa hưởng từ quá khứ thực dân, chắc chắn không đến mức
như Lý Thừa Vãn đã làm những năm 1950. Người Nhật hiểu rằng
Park đã chớp lấy cơ hội hợp tác, dù có hoặc không có sự hòa giải thực
sự ở tầm nhân dân hai nước. Thứ hai, chuyến thăm Tokyo chỉ ra rằng
Park sẽ nhượng bộ hơn so với “ranh giới hòa bình” được tuyên bố đơn
phương của Lý Thừa Vãn nhằm mang lại một thỏa thuận về vấn đề
lãnh hải và quyền đánh cá nếu Nhật Bản sẵn sàng thỏa thuận theo
hướng có lợi về vấn đề tuyên bố sở hữu tài sản và khoản tiền bồi
thường thiệt hại.
Thứ ba, chuyến đi cũng phát đi tín hiệu với Hoa
Kỳ rằng Hàn Quốc đang tiến đến chính sách tăng cường quan hệ ba
bên giữa Hàn Quốc, Nhật Bản, và Hoa Kỳ vì các lợi ích an ninh khu