vực chung. Ba khía cạnh này đều là những thành tựu quan trọng cho
mối quan hệ song phương vốn được ghi dấu bởi sự ngờ vực và thù
địch. Tuy nhiên chúng vẫn chưa đủ để đem lại sự đột phá cho các cuộc
đàm phán.
Trở ngại lớn là vấn đề tuyên bố sở hữu tài sản. Trái với hy vọng của
Park về sự linh động của người Nhật, Nội các Ikeda khăng khăng về vị
thế của Nhật rằng vấn đề này phải được giải quyết theo cách mà công
chúng Nhật Bản có thể hiểu được và ủng hộ. Cụ thể, các nhà đàm
phán Nhật nhấn mạnh rằng vấn đề tuyên bố sở hữu tài sản không phải
là vấn đề gây tổn thất hoàn toàn cho Hàn Quốc trong thời thực dân.
Nếu cần phải bồi thường cho các tổn thất thực dân, Iseki Yujirō, Giám
đốc Cục Vấn đề Châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, lập luận rằng,
cần phải giới hạn chỉ ở các khoản lương, lương hưu, trái phiếu nhà
nước và trái phiếu doanh nghiệp chưa thanh toán của các công nhân và
nhà đầu tư Hàn Quốc cùng những đối tượng khác. Hơn nữa, bên tuyên
bố sở hữu phải chứng minh yêu cầu của họ bằng những bằng chứng
pháp lý vững chắc. Các báo Nhật đã đưa ra các báo cáo rằng Bộ Ngoại
giao và Bộ Tài chính đang xem xét một thỏa thuận ở mức 20-80 triệu
đô-la Mỹ. Ngược lại, Park đang nhắm đến con số trong khoảng 600-
900 triệu đô-la Mỹ.
Với những cuộc đối đầu về vấn đề lãnh thổ ở Tokdo, “ranh giới hòa
bình” và các tuyên bố sở hữu tài sản tái xuất hiện cũng như phải đối
mặt với sự chỉ trích của phái đoàn Nhật Bản về việc Hàn Quốc từ chối
cấp phép thành lập văn phòng đại diện Nhật Bản ở Seoul, Park phải
hủy bỏ các kế hoạch ở lại qua đêm tại Nhật Bản trên đường về nước từ
Hoa Kỳ. Tình hình không tốt hơn với các cuộc bầu cử sắp đến ở Nhật
Bản, sự kiện này ngăn cản những thành viên thân Hàn của Nghị viện
Nhật Bản thay đổi quan điểm ở vấn đề tuyên bố sở hữu tài sản đầy
nhạy cảm chính trị. Như một nỗ lực để kiểm soát tổn thất, Ikeda cầu
cứu những người Nhật và Mỹ ủng hộ một thỏa thuận nhanh chóng vào
tháng 1 năm 1962 với thông báo chính thức rằng sự ổn định chính trị