Việc sử dụng thường xuyên các biện pháp đàn áp để bịt miệng phe
chỉ trích và bình ổn các cuộc biểu tình sinh viên do chaeya cầm đầu
trở thành dấu ấn của chế độ yushin. Ngày 8 tháng 1 năm 1974, Sắc
lệnh Khẩn cấp số 1 và số 2 được ban hành, cho phép tòa án quân sự
xét xử bất kỳ ai “bác bỏ, chống đối, diễn dịch sai hoặc gây ảnh hưởng
đến uy tín hiến pháp”. Như Park biện minh, những sắc lệnh này rất
cần thiết để “bảo vệ sự sống còn của quốc gia và thiết lập một nền
tảng vững mạnh cho sự thịnh vượng và thống nhất quốc gia.” Các hệ
quả chính trị của chế độ cai trị bằng các sắc lệnh khẩn cấp là cực kỳ
thảm khốc, điều đó buộc Park phải ban hành thêm hai sắc lệnh khẩn
cấp nữa tính đến tháng 4 năm 1974. Sắc lệnh Tổng thống số 4 có hiệu
lực trong bốn tháng, dẫn đến vụ bắt giữ hơn 1.000 người bất đồng
chính kiến để cảnh sát thẩm vấn và phiên xử 253 người của một tòa án
quân sự khẩn cấp. Trong mối cảm thông lan rộng dành cho Park về cái
chết của đệ nhất phu nhân dưới tay của một cư dân Hàn sống ở Nhật
Bản có ý đồ ám sát ông, Park đã xóa bỏ sắc lệnh này như một động
thái hòa giải chính trị ngày 23 tháng 8 năm 1974 nhưng rồi phải đối
mặt với thách thức lớn hơn từ lực lượng chống đối. Sự leo thang xung
đột chính trị khiến Park ban hành Sắc lệnh Khẩn cấp số 7 tháng 5 năm
1975 và số 9 tháng 5 năm 1975. Yushin trở thành chế độ cai trị bằng
sắc lệnh khẩn cấp.
Phong trào nhân quyền
Khi Park thắt chặt vòng kiểm soát xã hội chính trị, phong trào
chống yushin phát triển về cả số lượng và cường độ. Phong trào này
ban đầu được lãnh đạo bởi các lãnh đạo giáo hội và các nhà hoạt động
sinh viên, nhưng nhanh chóng mở rộng thu hút các chính trị gia NDP
đối lập. Tháng 10 năm 1974, NDP có sự lãnh đạo của Kim Young-sam
“cứng rắn” với diễn đàn “chống đối sạch” (seonmyeong yadang).
Đảng đối lập nhanh chóng kết hợp lực lượng với tờ Dong-A Ilbo và
Đài Dong-A để vận động Phong trào Cải thiện Hiến pháp Yushin. Các
phóng viên của tờ báo và đài phát thanh này phản đối sự kiểm duyệt,