KỶ NGUYÊN PARK CHUNG HEE VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA HÀN QUỐC - Trang 703

sở chế tạo nhiên liệu hạt nhân vào tháng 10 năm 1978. Một đội nghiên
cứu khác, do Kim Tong-hun dẫn đầu ở KAERI, đã đạt được thành
công trong việc tạo ra thiết kế chi tiết lò phản ứng nghiên cứu năm
1979. Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ tất cả quá trình này. Robert Steller,
một cố vấn khoa học ở đại sứ quán Mỹ tại Seoul, được biết đến nhiều
hơn ở Hàn Quốc như là đặc vụ CIA với chuyên môn đặc biệt về vũ khí
hạt nhân, thường xuyên đến KNFDI mà không thông báo trước. Tuy
nhiên, vì dự án nghiên cứu của KNFDI gắn chặt với hoạt động phát
triển ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân dân sự của Hàn Quốc
nên Hoa Kỳ không thể tìm được bằng chứng thuyết phục về những ý
đồ quân sự nhằm ngăn chặn hoạt động nghiên cứu của KNFDI.

Sẽ là sai lầm nếu cho rằng tham vọng hạt nhân của Park là cố chấp

cá nhân. Chỉ một tuần sau buổi lễ nhậm chức tổng thống, Carter ra
lệnh cho Bộ Quốc phòng Mỹ chuẩn bị kế hoạch bí mật xóa bỏ toàn bộ
vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc. Trước sự phản đối mạnh mẽ từ giới
lãnh đạo quân sự Mỹ, Carter không thể loại bỏ tất cả các vũ khí hạt
nhân chiến lược. Một hành động như vậy sẽ khởi động mối đe dọa về
phổ biến vũ khí hạt nhân. Sự kiện này cho thấy không chỉ nỗi sợ bị bỏ
rơi của Park là có cơ sở dựa trên tình hình khách quan về sự suy giảm
cam kết an ninh của Mỹ mà còn cho thấy vở kịch lá bài hạt nhân trước
đây của Park đã hạn chế thành công các xu hướng cô lập trong chính
sách ngoại giao của Mỹ giai đoạn sau chiến tranh tại Việt Nam. Trong
khi KNFDI bận rộn học hỏi các công nghệ hạt nhân phi quân sự, ADD
tiếp tục phát triển tên lửa - dù dưới sự theo dõi chặt chẽ của Mỹ.
Tháng 9 năm 1978, Hàn Quốc thử nghiệm thành công tên lửa đất đối
đất tên là Paekkom (Gấu Trắng) ở bờ biển phía tây Bán đảo Triều
Tiên. Tuy nhiên, vì Hàn Quốc chấp nhận yêu cầu giới hạn tầm bắn tên
lửa ở 180km như là điều kiện tiên quyết để mua công nghệ tên lửa của
Mỹ, nên thành công này có được với cái giá phải trả là những ràng
buộc quân sự chặt chẽ. Trái với Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa
(MCTR) cho phép phát triển tên lửa với tầm bắn 300km cho các mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.