đặc điểm về công nghiệp hóa với lực lượng các nghiệp đoàn lao động
hùng hậu, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và mức độ đầu tư trực tiếp
của nước ngoài cao cũng là những điểm tạo nên sự khác biệt đáng kể
so với Hàn Quốc.
Một phương pháp tiếp cận khác là tập trung vào các điểm tương
đồng giữa Hàn Quốc và những nước láng giềng trong khu vực Đông Á
như Nhật Bản và Đài Loan. Ba nền kinh tế của khu vực Đông Bắc Á
này không chỉ cùng chia sẻ vị trí địa lý quan trọng, mật độ dân số cao
và sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, mà nền văn hóa còn chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Trung Quốc thông qua việc nhà nước
phát triển đầu tiên được thiết lập ở Nhật Bản Minh Trị và bởi nỗ lực
hậu chiến tranh của Mỹ nhằm kiểm soát cộng sản châu Á thông qua
phát triển kinh tế. Chiến tranh, lạm phát và cải cách ruộng đất đã thiết
lập lại sự phân bố tài sản và thu nhập khác xa so với Mỹ La-tinh cũng
như các khu vực phát triển khác. Sự tăng trưởng nhanh trong thời kỳ
hậu chiến tranh của Nhật đã đem lại cho cả Hàn Quốc và Đài Loan
một mô hình phát triển và một sự kích thích hữu hình từ thương mại
và đầu tư.
Vào khoảng cuối thập niên 1960, sự phát triển kinh tế ở cả ba nước
đều có những đặc điểm điển hình như sau: trình độ dân trí cao, sự gia
tăng đáng kể của tiết kiệm, đầu tư và tốc độ phát triển, cũng như sự cải
thiện đáng kinh ngạc của các chỉ số y tế công cộng như tỷ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh và tuổi thọ. Ở cả ba nước, các đảng phái chính trị được ủng
hộ bởi tầng lớp lao động vẫn còn yếu trong khi chính phủ vẫn áp đặt
rất nhiều lên hoạt động kinh tế, bảo vệ thị trường nội địa, thúc đẩy các
ngành công nghiệp được chiếu cố và ảnh hưởng một cách quyết liệt
đến sự phân bố nguồn vốn.
Tuy không thể phủ nhận hoàn toàn sự tương đồng rõ ràng, nhưng
nhiều chuyên gia trong vùng vẫn chỉ ra những điểm khác biệt ở ba
quốc gia cũng như đưa ra sự cân nhắc thận trọng đối với việc tổng
quát hóa “Mô hình phát triển cho Đông Á”. Nhật Bản với đặc trưng