phương; đóng vai trò quan trọng thứ hai là các doanh nghiệp nhà nước
chuyên cung cấp các hàng hóa như kim loại, máy móc và chất hóa
dầu; và vai trò quan trọng thứ ba là những nhà đầu tư nước ngoài đặc
biệt với sản phẩm là hàng điện tử. Những tập đoàn kinh doanh tư nhân
hầu hết được sở hữu bởi người gốc Đài Loan chứ không phải người
nhập cư từ Trung Quốc (là những người kiểm soát chính phủ) và
chúng đều nhỏ hơn cũng như ít liên kết và đa dạng hơn ở Nhật Bản và
Hàn Quốc (mặc dù chúng có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều
nhà phân tích đã nhận định).
Thiếu sự ủng hộ từ các đảng phái chính trị kiểm soát như ở Nhật
Bản và Đài Loan, Park và các tổng thống Hàn Quốc phụ thuộc trực
tiếp vào bộ máy quân sự của nhà nước và gần như xao lãng những khu
vực khó có thể tổ chức như khu vực kinh doanh nhỏ lẻ và nông thôn.
Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ Thế chiến II và Chiến tranh
Triều Tiên cũng như không thể so sánh với sự cân bằng và ổn định của
Nhật Bản và Đài Loan, nên dưới thời kỳ của Park nước này có thông
qua một chính sách kinh tế vĩ mô “quyết liệt” để theo kịp Triều Tiên.
Chính sách này hầu như thừa kế từ nền tảng công nghiệp của bán đảo
và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập niên 1950 và 1960.
Park đã chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao và nợ nước ngoài lớn, ông thậm
chí còn từ chối việc “hạ nhiệt” tốc độ tăng trưởng ngay cả khi xảy ra
cú sốc đầu vào đầu thập niên 1970.
Trong tiến trình phát triển, Park cũng như những người kế nhiệm đã
tăng cường rót vốn vào các công ty tư nhân lớn mà họ ưu ái, đặc biệt
là các tập đoàn kinh doanh chaebol theo kiểu gia đình trị và phần lớn
vào các công ty công như Công ty Sắt Thép Pohang (POSCO) và
Korea Telecom.
Chaebol sản xuất hầu hết hàng xuất khẩu của Hàn
Quốc, thường từ những nhà máy được ca tụng là lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên, các vấn đề độc quyền và hiểm họa đạo đức ở thị trường trong
nước hạn hẹp của Hàn Quốc nghiêm trọng hơn rất nhiều so với ở Nhật
Bản. Việc dùng các phép đo kết quả xuất khẩu để tượng trưng cho tính