Tháng 3 năm 1961, nhóm nòng cốt gồm các trung tá và đại tá họp
điều chỉnh kế hoạch tại nhà hàng Chungmu-jang ở Seoul. Họ thống
nhất năm điểm cơ bản:
• Nhóm nòng cốt của cuộc đảo chính quân sự bao gồm các sĩ quan khóa 8 và 9
của KMA.
• Chỉ có những sĩ quan “đạt tiêu chuẩn”, không có dính líu đến tham nhũng hoặc
tham gia chính trị, mới được nhận vào liên minh đảo chính.
• Danh sách sĩ quan đồng ý tham gia đảo chính sẽ không được công bố trong
những người tổ chức đảo chính cho đến cuối tháng 3 năm 1961.
• Trong tháng 4, họ có thể triệu tập một cuộc họp gồm tất cả thành viên của liên
minh đảo chính.
• Đại tá Oh Chi-seong chịu trách nhiệm liên lạc với khóa KMA 8 và Trung tá
Kang Sang-uk chịu trách nhiệm liên lạc với khóa KMA9.
Khi hoạch định kế hoạch, những người tổ chức đảo chính rất quan
tâm đến những hậu quả không mong muốn đối với an ninh quốc gia
nên đã quyết định không huy động những đơn vị ở tiền tuyến. Họ
chọn ngày kỷ niệm 1 năm cuộc Cách mạng của Sinh viên 19 tháng 4
làm ngày khởi sự vì họ kỳ vọng những bất ổn chính trị nghiêm trọng
sẽ bùng nổ gần ngày này nhằm chống đối Chang Myon bất tài, đó sẽ là
lý do tốt để quân đội hành động không phải chỉ để lập lại trật tự mà
còn kế thừa và thực thi tinh thần dân chủ một năm về trước. Theo kế
hoạch dự phòng, họ chọn một ngày khởi động khác vào giữa tháng 5
trong trường hợp kế hoạch giữa tháng 4 không thể thực hiện. Park chịu
trách nhiệm điều động các lực lượng quân đội thường xuyên và dự bị
ở vùng hậu phương. Bộ tư lệnh Quân khu 6, nơi các trung tá Park
Won-bin và Ok Chang-ho chịu trách nhiệm chỉ huy quân đội vào ngày
đảo chính, là nơi chỉ huy các lực lượng của Sư đoàn Lục quân 30 và
33 cùng các lực lượng quân sự đặc biệt đang đảm nhiệm vai trò phòng
thủ Seoul. Thuyết phục được các lực lượng này đánh chiếm những vị
trí chiến lược trong thủ đô là rất quan trọng đối với thành công của kế