ông làm gì và liệu tầm nhìn của ông có còn phù hợp với ngày nay
không là điều bất khả thi.
Nỗ lực đạt đến một am hiểu chung cân bằng hơn về Park và vị trí
của ông trong lịch sử chính trị Hàn Quốc đòi hỏi việc công nhận cả
những thành công và thất bại của ông. Để làm được vậy, phải chấm
dứt những khác biệt sâu sắc mà giới trí thức Hàn Quốc sử dụng rộng
rãi giữa “kỷ nguyên hiện đại hóa” của Park và “toàn cầu hóa”, “dân
chủ hóa” hậu Park nhằm cho phép một am hiểu chung ít khác biệt hơn
về cách thức các thể chế trong kỷ nguyên Park tồn tại đồng thời được
điều chỉnh sao cho phù hợp với nền dân chủ đang phát triển và nền
kinh tế chính trị toàn cầu hóa. Để hiểu được di sản của Park đã được
điều chỉnh và thay đổi như thế nào bởi những người ủng hộ và chống
đối ông khi họ đối mặt với thách thức dân chủ hóa và toàn cầu hóa
trong ba thập niên sau cái chết của ông, cần phải phân biệt chính trị cải
cách sau thời Park ở ba chiều thể chế.
Thứ nhất, chương này sẽ tập trung vào các di sản của Park Chung
Hee cho hệ thống kinh tế Hàn Quốc và hai thập niên cải cách của
những người kế nhiệm ông nhằm kiềm chế bản chất cực kỳ bất ổn
thông qua rất nhiều các chương trình tái cấu trúc. Tất cả những người
kế nhiệm - dù quân sự hay dân sự, bảo thủ hay cấp tiến, sinh ra ở
Gyeongsang hay Jeolla - đều xây dựng một hình ảnh cải cách nào đó,
tái định hình nhà nước phát triển và các nhà công nghiệp chaebol của
Hàn Quốc theo định hướng thân thiện với thị trường hơn và ít mang
tính nhà nước chỉ huy hơn. Các nỗ lực đầy rủi ro của họ ở cải cách
một phần tiếp diễn cho đến khi cuộc khủng hoảng khu vực châu Á hạ
gục Hàn Quốc năm 1997. Chỉ khi đó giới cầm quyền chính trị nước
này mới áp dụng chiến lược thay đổi toàn hệ thống. Tuy nhiên trớ trêu
là điều này lại khiến bộ máy quan liêu nhà nước “Weber” của Hàn
Quốc vốn thừa hưởng từ kỷ nguyên phát triển của Park loại bỏ các di
sản khác trong các áp lực cấu trúc bùng phát và đổ vỡ từ nền kinh tế
siêu tăng trưởng của Hàn Quốc. Kể cả khi đó, nhà nước hùng mạnh