Kết luận
KỶ NGUYÊN HẬU PARK
Park Chung Hee mất ngày 26 tháng 10 năm 1979. Từ đó kết thúc kỷ
nguyên phát triển của ông. Có phải vậy chăng? Với những thành công
vĩ đại và thất bại tệ hại của ông, cùng phong cách lãnh đạo tuy vô
cùng hiệu quả nhưng lại khét tiếng độc tài, rõ ràng là kể cả sau cái chết
của ông, Park vẫn sống như một người hùng đồng thời cũng như một
tội đồ trong chính trị Hàn Quốc. Trong ba thập niên sau cái chết của
Park, ký ức về thời kỳ cầm quyền hào hùng và gây tranh cãi của ông
vẫn còn cao ngất ở đất nước này. Ở giai đoạn có thể được gọi là “kỷ
nguyên hậu Park”, các đồng minh và kẻ thù vẫn xác định phe mình và
phe đối thủ bằng thái độ của họ đối với Park cùng hệ thống chính trị,
kinh tế và những biện pháp cưỡng chế của ông. Các cấu trúc mà ông
tạo ra lẫn các lực lượng ủng hộ cũng như chống đối ông đều vẫn hoạt
động rất mạnh mẽ sau cái chết của ông. Bằng cách biến Park thành
người hùng hoặc tội đồ và nhìn nhận sự lãnh đạo của ông là không thể
hoặc có thể thay thế đối với sự tiến bộ của Hàn Quốc, các lực lượng
bảo thủ và cấp tiến vào kỷ nguyên hậu Park mong muốn chính danh
hóa quá khứ của họ, chiến thắng hiện tại và định hình tương lai. Hầu
như mọi cuộc thảo luận về Park đều ẩn chứa sức mạnh từ hình ảnh của
Park, dù tích cực hoặc tiêu cực. Sự tham gia sâu sắc của tất cả thành
phần xã hội vào cuộc chiến “vì Park” và “chống Park” khiến việc phân
tách cần thiết cho một cuộc thảo luận khách quan về việc ông là ai,