chỉ loại bỏ tinh thần chủ nghĩa phát triển. Biến đổi thành một nhà nước
điều tiết, nhà nước tìm lại được các đỉnh cao chỉ huy trong nền kinh tế
tự do mới vốn đã thay đổi nhiều của Hàn Quốc. Tương tự, các nhà
công nghiệp chaebol loại bỏ “gen” bành trướng quá mức của họ,
nhưng vẫn giữ lại đa phần các cấu trúc quản trị doanh nghiệp “đế
chế”.
Thứ hai, hệ thống chính trị sau thời Park cũng tồn tại dưới cái bóng
của Park. Trên thực tế, với vị thế chính trị yếu hơn trong nền chính trị
Hàn Quốc, nhiều người kế nhiệm ông cuối cùng cũng sao chép chiến
lược huy động bầu cử ba phần của Park: kích động chủ nghĩa địa
phương, vận động ý thức hệ và chính trị tiền bạc. Chính trị địa phương
chủ nghĩa, vốn đã lan tràn vào những năm cuối khi Park cầm quyền,
chỉ trở nên tồi tệ hơn, với các địa phương nhỏ hơn phát triển chủ nghĩa
địa phương “nhỏ” của chính họ để tách khỏi các khối cử tri lớn hơn.
Chungcheong phá vỡ mối quan hệ với các cử tri Gyeongsang và trở
thành một biến số thay đổi trong các cuộc bầu cử sau khi lãnh đạo theo
chủ nghĩa địa phương của vùng này, Kim Jong-pil, mất hết hy vọng kế
nhiệm tổng thống. Phe đối lập chính trị cũng chia rẽ thành phái Jeolla
của Kim Dae-jung và phái Nam Gyeongsang của Kim Young-sam, rồi
phát triển thành các đảng đối thủ khi quá trình dân chủ hóa diễn ra.
Chính trị vận động ý thức hệ tương tự cũng leo thang suốt giai đoạn
sau Park, nhưng với một cú ngoặt quan trọng. Cuộc cạnh tranh “trái-
phải” mà Park phát động trong nỗ lực nhằm phi chính danh hóa các
đối thủ của ông như lực lượng cánh tả đã biến thành một cuộc cạnh
tranh bầu cử “cấp tiến-bảo thủ”. Các lực lượng cấp tiến, không ngừng
tiến hóa và phân chia thành undonggwon (các nhà hoạt động chaeya),
các lãnh đạo NGO và các chính trị gia đảng phái cùng lúc với quá
trình dân chủ hóa, nhưng vẫn duy trì mục đích tồn tại của họ là một
lực lượng chính trị có vai trò chuyển đổi được tổ chức một cách có
đạo đức, đóng khung “chủ nghĩa cấp tiến” của họ bằng những niềm tin
“chống Park”. Phe bảo thủ phản ứng bằng một hình ảnh đối nghịch, cá