điển hình như làn sóng nữ quyền, phong trào quyền lợi người Mỹ gốc
Phi,... (ND)
Là nhà nghiên cứu chính trị thuộc Đại học Yale, sinh ngày 2
tháng 12 năm 1936.
Khảo sát về các lãnh đạo chaeya những năm 1970 cho thấy
các đặc trưng đạo đức bộc lộ ra của họ. Chỉ 14,9% tự nhận tham gia
vào “các hoạt động chính trị”, trong khi 24% cho rằng họ đang tham
gia như “những công dân”. Mặt khác, 64,9% nói rằng họ tham gia
chaeya vì cảm thấy “động lực đạo dức”, trong khi 32,4% xác định “cải
cách là động lực chính của họ”.
Với văn hóa chính trị chống cộng sản của Hàn Quốc, các
tuyên bố trước công chúng của giới bất đồng chính kiến chaeya thiếu
tất cả tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và chống chủ nghĩa đế quốc. Tuy
nhiên những tư tưởng này vốn tồn tại trong các nhóm chaeya từ dưới
lên trong một thời gian dài. Các lãnh đạo chaeya những năm 1970 đưa
vào những bài viết của Mao Trạch Đông (1), Mác (3), V.I. Lenin (6),
và Hồ chí Minh (14) vào 15 trong số các nguồn tư tưởng chính trị sử
dụng thường xuyên nhất của họ. Các bài giảng Cơ đốc giáo của Ham
Seok-heon (4), Park Hyung-gyu (10), Dietrich Bonhoeffer (11) và
Jesus (13) cũng được sử dụng nhiều. Trong thế hệ sáng lập của các
lãnh đạo chaeya Hàn Quốc, Yi Young-hui (2), Chang Chun-ha (5) và
Kim Chi-ha (15) cũng để lại những di sản lâu bền. Hai nhà lãnh đạo
dân tộc chủ nghĩa Hàn Quốc hiện đại, Sin Chae-ho (7) và Kim Ku (8),
cũng được tôn trọng.
Thần học giải phóng là một phong trào chính trị trong thần
học Công giáo Rome, lý giải lời dạy của Chúa Jesus theo quan điểm
giải phóng khỏi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội bất công.
Phong trào này bắt nguồn từ Giáo hội Công giáo ở châu Mỹ La- tinh
những năm 1950-1960 chủ yếu vì tình trạng nghèo đói gây ra bởi
những bất công xã hội ở khu vực này. (ND)