An Byeong-mu, “cha đẻ” của thắn học minjung độc nhất của
Hàn Quốc, sinh ra ở tỉnh Nam Pyeongan. Như nhiều người tị nạn từ
Triều Tiên, An Byeong-mu có tinh thần chống chủ nghĩa cộng sản
mạnh mẽ sau khi chứng kiến các hành động do phe cộng sản thực hiện
ở Triều Tiên, nhưng cũng mong muốn vượt ra ngoài các cuộc đấu
tranh tả-hữu. Năm 1951, ông tổ chức xuất bản tạp chí tháng Yasong.
Đến cuối những năm 1960, ông phát triển thứ mà ông gọi là thần học
minjung, trong đó ông mong muốn giải phóng xã hội khỏi các quyền
hạn của giáo hội Hàn Quốc bảo thủ và ý thức hệ chính thống.
Sinh ở Unsan, tỉnh Bắc Pyeongan, Yi Young-hui “đạo đức giả
và lươn lẹo” cho rằng chiến tranh Triều Tiên dẫn ông đến niềm tin gần
như tôn giáo bác bỏ mọi lòng trung thành với mọi thứ.”
Nhiều người trong thế hệ sáng lập cũng phát triển một cách cá
nhân hoặc tập thể tiến đến lập trường ủng hộ thống nhất một cách
không hề lay chuyến trong những năm sau này, đặt thống nhất lên
trước mọi giá trị chính trị. Họ làm như vậy không chỉ vì họ mong mỏi
thống nhất với các tỉnh nhà, mà còn vì họ cảm nhận được một đòi hỏi
cấp thiết về việc phải bác bỏ lý do đàn áp trên danh nghĩa an ninh
quốc gia của Park cùng chế độ của ông.
Chiến tranh chính đáng là một học thuyết về đạo đức quân sự.
Thuyết này cho rằng để tiến hành một cuộc chiến tranh cần phải có sự
chính đáng được thể hiện thông qua hai bộ tiêu chí jus ad bellum (sự
chính đáng để đi đến chiên tranh) và jus in bello (nguyên tắc chính
đáng trong chiến tranh). (ND)
Nông dân không tham gia cùng chaeya cho đến những năm
1980. Trải nghiệm về “cuộc chiến giai cấp” bị thúc đẩy bởi sự lan rộng
các phong trào lao động-nông dân cánh tả cực đoan và các cuộc đàn
áp chính trị sau đó vào cuối những năm 1940 khiến nông dân Hàn
Quốc trở thành một trong những bộ phận cuối cùng trong xã hội xem
chủ nghĩa tích cực chính trị là một lựa chọn khả thi.