Sasanggye (6/1961): 34-35. Tuy nhiên chỉ mất một tháng để
tạp chí này thay đổi đánh giá về cuộc đảo chính. Trong số tháng 7 năm
1961, tr. 35, Chang Chun-ha cho rằng tầm quan trọng của cuộc đảo
chính ngày 16 tháng 5 không thể tìm được sự tiếp nối trong cuộc nổi
dậy tháng 4 năm 1960. Ham Seok-heon chỉ trích cuộc đảo chính lần
đầu tiên, nói rằng “binh lính không nên tham gia vào cách mạng.”
Ham Seok-heon (1901-1989) được ca ngợi ở Yongcheon, tỉnh
Bắc Pyeongan, sau khi bị bắt vì tham gia vào tổ chức chính trị dân tộc
cánh hữu của Cho Man-sik. Ham Seok-heon ủng hộ dân chủ hóa như
là cách tốt nhất đế vượt qua Triều Tiên trong cuộc đấu tranh về tính
chính danh chế độ.
Kye Hun-je (1921-1999) sinh ra ở Seoncheon, tỉnh Bắc
Pyeongan. Trong thời kỳ sau giải phóng năm 1945-1948, Kye Hun-je
tham gia vào nhóm dân tộc cánh hữu do Kim Ku lãnh đạo và tham gia
vào một phong trào biểu tình chống đối quan hệ ủy thác Liên Hợp
Quốc ở Bán đảo Triều Tiên.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống Cơ đốc giáo mạnh mê,
Mun Ik-hwan (1918- 1994) đi di cư sang Hàn Quốc sau khi chứng
kiến cuộc đối đầu tàn bạo giữa giáo hội Cơ đốc giáo và phe cộng sản ở
Triều Tiên khi Xô-viết đóng quân tại dây.
Trong thời kỳ sau giải phóng, Chang Chun-ha (1918-1975),
một người chống chủ nghĩa cộng sản nhiệt thành, làm việc cho Kim
Ku “bảo thủ” với vai trò thư ký và là hiệu trưởng học thuật ở Trường
Đào tạo Trung ương của nhóm Thanh niên Quốc gia Hàn Quốc (KNY)
cánh hữu, do Yi Beom-seok lãnh dạo. Chang Chun-ha sinh ra ở Ulju,
tỉnh Bắc Pyeongan và thời trẻ theo học thần học.
Baek Ki-wan (1933-) theo Kim Ku trở thành một nhà hoạt
động ủng hộ thống nhất sau khi bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình
như một người chống chủ nghĩa cộng sản cực đoan. Baek Ki-wan
cũng là một người miền Bắc, sinh ra ở tỉnh Hwanghae như Kim Ku.