một bước khởi đầu sớm hơn trong việc chuẩn bị cho các cuộc bầu cử
sắp tới.
Với quyền lực định đoạt những ai được phép quay trở lại chính
trường, chính quyền quân sự đã lợi dụng vấn đề khôi phục hoạt động
tranh cử và chính quyền dân sự cùng quy trình hỗ trợ sàng lọc ứng cử
viên để làm tăng sự đố kỵ và cạnh tranh giữa các chính trị gia dân sự
vốn đã đối chọi nhau từ lâu và cũng để xây dựng một liên minh quân-
dân sự cầm quyền mới cho Đệ tam Cộng hòa (1963-1972). Như một
phần trong các chiến thuật của chính quyền quân sự, Chang Myon và
hầu hết Phái Mới bị cấm tham gia vào các hoạt động chính trị, trong
khi Yun Po-sun của Phái Cũ và Heo Jeong của chính quyền lâm thời
trước đó (tháng 4 đến tháng 8 năm 1960) vẫn lần lượt được phép tổ
chức Đảng Chính trị Dân chủ còn gọi là Minjeong-dang và Đảng
Nhân dân còn gọi là Kungminui-dang. Ba lãnh đạo dân sự này, một
phần bị thao túng bởi KCIA và một phần bị chi phối bởi tinh thần bè
phái đã ăn sâu bám rễ trong họ từ những năm đầu định hình Đảng Dân
chủ, đã chọn những con đường riêng biệt thay vì thống nhất lực lượng
để chống lại Park trong các cuộc bầu cử sắp tới.
TẠI SAO cuộc đảo chính 16 tháng 5 thành công dưới sự lãnh đạo
của Park? Bộ ẩn sổ đầu tiên gồm những nhân tố nằm ngoài các lực
lượng vũ trang Hàn Quốc, chúng đã kéo Park và cộng sự của ông vào
chính trị. Các “nhân tố kéo” này gồm sự thất bại của chính quyền
Chang Myon trong việc chống lại lời kêu gọi cải cách mang tính kích
động trong giai đoạn hậu cuộc Cách mạng của Sinh viên 19 tháng 4
cũng như trong việc lập lại trật tự; tình trạng tham nhũng tràn lan
khiến nhân dân mất lòng tin vào chính quyền Chang Myon; và chủ
nghĩa bè phái trong nội bộ Đảng Dân chủ đã làm mất đi cơ hội phát
triển một lực lượng cải cách để thống nhất quốc gia và phát triển kinh
tế của Hàn Quốc. Cũng có những “nhân tố đẩy” bên trong quân đội
Hàn Quốc khiến Park và cộng sự phải can thiệp vào chính trị nhằm
giải quyết các vấn đề nội bộ của các lực lượng vũ trang. Trong số các