“nhân tố đẩy” này có sự chuyển mình của quân nhân Hàn Quốc thành
tầng lớp tinh hoa có tư tưởng hiện đại, được đào tạo và có nhiều kinh
nghiệm quản lý nhất; được trang bị tinh thần dân tộc chủ nghĩa và
quan điểm kỹ trị của Mỹ giúp họ vững tin can thiệp vào chính trị. Việc
tồn tại một vị chỉ huy với tư duy chiến lược và không nhượng bộ trên
phương diện đạo đức là Park Chung Hee đã cho phép một liên minh
lỏng lẻo gắn kết nhiều khu vực và nhiều thế hệ để khơi dậy từ bên
trong các lực lượng vũ trang ý thức về sứ mệnh tái thiết quốc gia, và
từ đó đã khiến nhiều sĩ quan quan tâm đến nền chính trị. Quan trọng
nhất, các vấn đề thâm căn cố đế về tham nhũng và thăng tiến đang đè
nặng lên quân đội Hàn Quốc đã làm cho các đại tá và trung tá trẻ tuổi
đang bất mãn nổi dậy chống lại tướng lĩnh cấp trên cũng như các nhân
vật trong đảng chính trị cầm quyền đang chống lưng cho các vị cấp
trên này.
Sự kết hợp các nhân tố này lý giải được sự nổi dậy của giới quân sự
tháng 5 năm 1961 nhưng không giải thích được thành công của chính
quyền cách mạng trong công tác củng cố quyền lực thời kỳ hậu đảo
chính. Chính quyền quân sự buộc phải chứng minh nó khác biệt với
nhóm chính trị gia dân sự, và do đó phải đặt mục tiêu đạt được phát
triển kinh tế càng nhanh càng tốt.
Cuộc đảo chính cũng thành công vì Park là một chiến lược gia am
tường về quyền lực. Tổ chức KCIA đáng sợ do vị phó tướng tâm phúc
của Park, Kim Jong-pil, tổ chức thường xuyên sử dụng quyền lực bất
hợp pháp để ngăn chặn các hoạt động chống đảo chính và tiến hành
các hoạt động chính trị bí mật để đàn áp và thao túng các chính trị gia
dân sự. Cơ quan này cũng trở thành trung tâm tư vấn cho Park về các
vấn đề như quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc, ngoại giao và thậm chí cả
chính sách kinh tế.
Cuối cùng, thành công của cuộc đảo chính phần nhiều nhờ vào khả
năng kiểm soát chủ nghĩa bè phái trong quân đội của Park. Không ít
các vụ thanh trừng dưới danh nghĩa trấn áp lực lượng phản cách mạng